Thursday, 28/03/2024 | 23:30 GMT+7

Biến gỗ vụn thành nhiên liệu sinh học với enzim của loài mọt biển Gribble

15/04/2014

Viện Hàn lâm khoa học Hoa Kỳ vừa công bố một nghiên cứu trong đó enzim của loài mọt biển Gribble có thể biến gỗ vụn, rơm hay cỏ khô thành nhiên liệu sinh học.

Viện Hàn lâm khoa học Hoa Kỳ vừa công bố một nghiên cứu trong đó enzim của loài mọt biển Gribble có thể biến gỗ vụn, rơm hay cỏ khô thành nhiên liệu sinh học.

b8d0b05ac_motbiengribble.jpg

Mọt biển Gribble

Các nhà khoa học  ở trường Đại học Portsmouth và Phòng nghiên cứu tái tạo năng lượng quốc gia Mỹ đang phối hợp nghiên cứu một phương pháp sản xuất nhiên liệu sinh học vô cùng độc đáo từ những nguyên liệu rẻ tiền như gỗ vụn, rơm hay cỏ khô. Quá trình này bao gồm việc chuyển hóa các nguyên liệu trên thành những loại đường đơn giản. Sau đó, những loại đường này sẽ được lên men để tạo thành nhiên liệu sinh học.

Trong đó, việc biến đổi gỗ hay rơm thành đường là một quy trình rất phức tạp và tốn kém. Tuy nhiên, việc nghiên cứu này đã thu được những dấu hiệu lạc quan khi các nhà khoa học phát hiện ra vai trò quan trọng của loài mọt biển Gribble. Trong quá trình đục khoét vỏ gỗ của các tàu thuyền hoặc các cây cầu trên biển, mọt biển Gribble đã tiết ra nhiều loại enzim tiêu hóa gỗ và chuyển hóa các sợi gỗ thành đường để nuôi sống cơ thể chúng.

Các nhà khoa học cho biết, họ đang nghiên cứu sâu hơn về enzim của mọt biển Gribble với hi vọng có thể phát triển các enzim công nghiệp với cấu trúc tương tự. Nếu thành công, nghiên cứu này sẽ mở ra triển vọng phát triển lớn cho ngành sản xuất nhiên liệu sinh học. Nó không chỉ giúp tiết kiệm chí phí sản xuất, mà còn làm giảm giá thành, khiến nhiều người có cơ hội tiếp cận và sử dụng những loại nhiên liệu thân thiện và bảo vệ môi trường.

Theo trang tin Đại học Portsmouth, Mỹ

Chỉ thị 20 Cẩm nang tiết kiệm điện