[In trang]
Châu Á sẽ có 10 nghìn tỉ đôla để phát triển năng lượng bền vững
Thứ bảy, 06/11/2010 - 10:00
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tin tưởng rằng châu Á có thể nhận được 10 nghìn tỉ đô la Mỹ - con số cần thiết để chi trả tài chính cho những dự án năng lượng bền vững trong vòng 20 năm tới. Những dự án này sẽ hướng tới sử dụng than đá và dầu mỏ hiệu quả hơn, tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió hay năng lượng mặt trời.

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tin tưởng rằng châu Á có thể nhận được 10 nghìn tỉ đô la Mỹ - con số cần thiết để chi trả tài chính cho những dự án năng lượng bền vững trong vòng 20 năm tới.

 

Những dự án này sẽ hướng tới sử dụng than đá và dầu mỏ hiệu quả hơn, tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió hay năng lượng mặt trời.

 

Tuy nhiên, ADB cũng cho rằng những dự án như thế này đòi hỏi nhiều hơn nữa sự hỗ trợ từ phía các nhà đầu tư tư nhân.


 asia.jpg


Trung Quốc hiện là một trong những nước coi việc sử dụng năng lượng tiết kiệm là một trong những ưu tiên hàng đầu.

 

Quốc gia này đã tăng cường phát triển năng lượng gió và điện hydro để có thể xây dựng nên một tương lai bền vững hơn cho lĩnh vực năng lượng.

 

Ông Daniel Yesgin, chủ tịch hội đồng quản trị IHS CERA nói: “Tôi thực sự bị ấn tượng khi thấy sự chú trọng đặc biệt của Trung Quốc vào việc sử dụng năng lượng hiệu quả trong nền kinh tế cũng như những nỗ lực ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tăng tính hiệu quả cũng như thay đổi loại nhu cầu. Nó không chỉ bắt kịp với toàn cảnh năng lượng nói chung mà còn thể hiện quyết tâm trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm sinh ra do quá trình phát triển nhanh chóng”.

 

Ngân hàng phát triển châu Á đang rất hào hứng khi thấy đã có nhiều nền kinh tế trong khu vực chú trọng tới những thúc ép về sự tính bền vững của năng lượng. Đây là một thử thách khó khăn, bởi theo dự đoán, nhu cầu năng lượng của châu Á sẽ tăng gấp đôi trong vòng 20 năm tới.

 

Trong phát biểu với ADB, ông Woochong Um - phó giám đốc phát triển khu vực và bền vững nói: “Đối với các nhà đầu tư tư nhân chỉ nhìn đến những thị trưởng đang nổi. Theo họ, những thị trường ấy cũng kết thúc tại những quốc gia như Hàn Quốc hay Trung Quốc. Trong khi đó, có một thị trường lớn hơn những quốc gia này và mục tiêu của chúng ta là mang về cho thị trường lớn hơn này nhiều nguồn tài nguyên hơn nữa. Vì thế, tôi thấy rất lạc quan với điều này. Nhưng ngay lúc này, chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để đạt được những thành tựu đủ sức làm đòn bẩy cho các nhà đầu tư tư nhân”.   

 

Theo quan điểm của ADB, vấn đề này là do những nhà đầu tư nhận thấy việc đầu tư vào những dự án kiểu như thế này có mức độ rủi ro cao.

 

Để khiến cho những nhà đầu tư thận trọng cảm thấy thoải mái hơn, ADB hiện đang cố gắng hợp tác đầu tư với các chính phủ cho những dự án này.

 

ADb cũng nói rằng những bước đột phá trong lĩnh vực khoa học công nghệ cũng sẽ trở nên cần thiết để châu Á có thể đạt mục tiêu tiêu thụ 10% điện năng từ các nguồn tái tạo.

 

Hiện nay, tại Trung Quốc, các nguồn năng lượng tái tạo sản xuất được khoảng hơn 8% tổng năng lượng. Quốc gia này đang mong muốn nâng con số này lên đến 16 – 22% vào năm 2020.

 

Lê My (theo channelnewsasia.com)