[In trang]
Trồng lúa miến để sản xuất nhiên liệu sinh học
Thứ hai, 15/11/2010 - 00:11
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Iowa đã tiến hành thử nghiệm 12 giống lúa miến nhằm tăng cường sản lượng loại cây trồng này phục vụ cho sản xuất nhiên liệu sinh học.Ben Goff, người chủ trì nghiên cứu cho biết lúa miến là loại cây rất hiệu quả đối với sản xuất ethanol. Do hầu hết ethanol hiện tại sản xuất tại Mỹ đều từ ngô, Goff cho rằng việc sử dụng ngô có thể không đáp ứng được nhu cầu năng lượng của Mỹ.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Iowa đã tiến hành thử nghiệm 12 giống lúa miến nhằm tăng cường sản lượng loại cây trồng này phục vụ cho sản xuất nhiên liệu sinh học.

 

Ben Goff, người chủ trì nghiên cứu cho biết lúa miến là loại cây rất hiệu quả đối với sản xuất ethanol. Do hầu hết ethanol hiện tại sản xuất tại Mỹ đều từ ngô, Goff cho rằng việc sử dụng ngô có thể không đáp ứng được nhu cầu năng lượng của Mỹ. Theo nghiên cứu này, việc sử dụng ngô hoặc thành phần tinh bột để sản xuất ethanol chỉ đáp ứng được từ 15 – 25% nhu cầu năng lượng. Tuy nhiên, ethanol sản xuất từ  xenluloza có thể sẽ hiệu quả hơn so với các nhiên liệu sinh học khác.


Việc sử dụng lúa miến để sản xuất nhiên liệu sinh học không tác động đến giá lương thực cũng không ảnh hưởng an ninh lương thực toàn cầu như ngô, đồng thời không gây hại cho môi trường như nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu, khí đốt).


sorghum02.jpg


Một số giống lúa miến như lúa miến ngọt có thể trồng trong điều kiện khô hạn, khí hậu nóng, chịu được mặn và ngập úng. Do cây thân thiện với những vùng đất khô cằn, đất trống đồi trọc ở các quốc gia nghèo nên nông dân không cần phải chặt phá rừng để lấy đất trồng như đối với cây dầu cọ hay mía.


Trồng lúa miến ngọt không đòi hỏi nhiều nước nên hạn chế tối đa việc sử dụng hệ thống máy bơm tưới chạy bằng xăng dầu vốn giải phóng carbon dioxide (CO2), loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu góp phần dẫn đến biến đổi khí hậu. So với ngô và mía đường (nguyên liệu sản xuất ethanol hiện nay), lúa miến ngọt chỉ cần 1/2 lượng nước và 1/2 lượng phân bón.

 

Linh Chi (theo physorg)