Một trong những điển hình nhất trong việc hợp tác với các thành phố và triển khai giải pháp CNTT là sự tham gia của Ericsson trong dự án Hải cảng Hoàng Gia Stockholm nhằm thực hiện mục tiêu không sử dụng xăng dầu tới năm 2030 và giảm lượng khí thải CO2 xuống còn 1,5 tấn/người tới năm 2020. Dự án y tế di động của Ericsson trong đó tiến hành kiểm tra và đo lường các thông số về cơ thể của bệnh nhân đối có các bệnh mãn tính từ xa cũng mang lại những hiệu quả rõ rệt và đang được nghiên cứu triển khai quy mô toàn cầu.
Kết quả Ericsson đã được Greenpeace Cool IT Leaderboard (một tổ chức chuyên xếp hạng các công ty hàng đầu CNTT trên thế giới dựa trên những hoạt động tích cực và sự sáng tạo nhằm cung cấp các giải pháp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, giảm mức độ sử dụng năng lượng từ chính lĩnh vực họ hoạt động và hỗ trợ tích cực việc xây dựng các chính sách mang tính khoa học về vấn đề biến đổi khí hậu và năng lượng) xếp hạng 3 dựa trên hiệu quả của những hoạt động liên quan đến giải pháp, ảnh hưởng tích cực trong giải pháp năng lượng và những nỗ lực ủng hộ các chính sách trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và năng lượng.
Trong
những năm qua, Erisson tham gia tích cực trong việc thiết lập những
cuộc đối thoại giữa tổ chức công và doanh nghiệp để bàn về vai trò của
CNTT trong vấn đề biến đổi khí hậu, và gần đây nhất là sự tham gia vào
Hội nghị giải pháp xanh Green Solutions Fair thuộc Diễn đàn biến đổi
khí hậu COP16.
Bà Elaine Weidman-Grunewald, phụ trách Nhóm Phát triển bền vững và trách nhiệm doanh nghiệp của Ericsson cho biết “Cơ sở hạ tầng của thế kỷ 21 được xây dựng trên cơ sở băng rộng sẽ đóng vai trò quan trọng đối với một nền kinh tế bền vững giảm thiểu khí thải. Trong quá trình chuyển dịch từ sản phẩm sang các loại dịch vụ trên nền tảng CNTT, chúng tôi tin tưởng vào những ảnh hưởng tích cực ngoài khả năng tưởng tượng của chúng ta. Nó sẽ mang tới tác động mang tính biến đổi toàn diện.”
Theo Công thương