Năng lượng gió được biến đổi thành một dạng năng lượng có thể được sử dụng phổ biến như là điện năng. Từ lâu con người đã sử dụng học năng lượng gió để di chuyển thuyền buồm, hoặc để tạo công cơ học nhờ các cối xay gió. Ngày nay, người ta dùng các tua-bin gió để tạo ra dòng điện.
Công ty Nhật Bản Zena Systems sẽ phát triển một hệ thống phát điện gió kiểu mới. Dự án này bao gồm việc xây dựng một tòa nhà lục giác cao 50m, có thể nén không khí và đưa gió đi khắp tòa nhà nhờ các máy phát điện đặt trên mặt đất.
Bên cạnh tòa nhà, người ta cũng xây dựng một địa điểm tham quan, một nhà máy khử muối và một kho dự trữ năng lượng tại chỗ. Thành phố Kurume Fukuoka (Nhật Bản) được chọn là nơi thực hiện dự án này.
Theo báo cáo của công ty Zena Systems, tòa nhà này sẽ có một đường hầm gió ở chính giữa. Không khí sẽ được biến đổi thành điện ngay khi được đưa xuống hệ thống tua-bin. Theo định luật Betz về giá trị giới hạn thì chỉ có thể lấy tối đa là 59,3% năng lượng tồn tại trong luồng gió, tuy nhiên công ty này khẳng định hệ thống của mình có thể vượt qua giới hạn đó.
“ Chúng tôi sử dụng hệ thống E.A.S, một hệ thống dự trữ năng lượng kiểu mới để tích trữ năng lượng do hệ thống Tháp gió (Wind Tower) tạo ra. Hệ thống này sử dụng dung dịch vanađi cô đặc pha loãng với nước nano và nước nguyên chất.”
Kim Anh (theo greenoptimistic.com)