Các nhà nghiên cứu tại đại học Leeds đang phát triển quy trình rang biến đổi sinh khối thô từ vật liệu lớn, tan trong nước thành bột giàu năng lượng dùng làm chất đốt cho các nhà máy điện sử dụng than đá. Quy trình vận hành ở nhiệt độ khá thấp và giống như quy trình đang được áp dụng để rang hạt café. Nếu các nhà khoa học có thể giải quyết được một số vấn đề cản trở thì quy trình này sẽ tạo ra bước chuyển đổi từ nhà máy điện đốt than đá sang sinh khối, từ đó có thẻ giảm phát thải khí nhà kính.
Sinh khối “rang”
Một trong những trở ngại lớn nhất đối với hoạt đông rang ở
quy mô lớn là bột có thể bị nổ trong quá trình bảo quản. Đây là vấn đề mà các
nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu. Một trong số các mục tiêu của nghiên cứu
là tính an toàn, để các nhà máy cũng như các cơ sở lớn khác có thể chứa bột
ngay tại chỗ. Khi sự chuyển đổi từ than đá sang sinh khối diễn ra, giá vận chuyển
sinh khối đã được “rang” khá thấp có thể bù lại chi phí mua các thiết bị mới.
Sinh khối “rang” cũng có thể đốt cùng than, nhằm tăng hiệu quả và giảm phát thải.
Sinh khối từ gỗ
Các nhà nghiên cứu tại Leeds cũng đang hi vọng vào việc sử dụng các cây không cho thực phẩm trồng tại các địa phương làm nhiên liệu cho quy trình “rang” như liễu, cây dương, các loại cỏ lâu năm và gỗ thải từ các hoạt động khai thác rừng. Cây dương cũng được biết tới là cây nhiên liệu sinh học lỏng, vì thế quy trình này có thể giúp giảm chi phí mua bán và vận chuyển liên quan tới việc sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học lỏng trong các nhà máy điện.
Đất trồng cây nhiên liệu sinh học cho gỗ đủ ánh sáng mặt trời
Tại Mỹ, các cây nhiên liệu sinh học cho gỗ có thể là lựa chọn tốt để cải tạo hàng triệu tấc đất nâu và ngăn các khu công nghiệp xây dựng trên những nơi được EPA chọn làm nơi sản xuất năng lượng tái tạo. Cũng như các khu rừng nằm trong diện quản lí, cây nhiên liệu sinh học cho gỗ cũng có thể tăng lên gấp đôi như các khu nghỉ dưỡng và nơi cư trú của động vật hoang dã. Đây rõ ràng là lựa chọn tốt hơn nhiều so với việc làm suy mòn các khu dân sinh và phá núi để khai thác than đá.
Lê My (theo cleantechnica.com)