Hệ thống lò hơi của Nhà máy
Năm 2010 Nhà máy tiến hành kiểm toán năng lượng do Trung tâm
TKNL Hà Nội phối hợp với các chuyên viên thuộc phòng Quản lý điện năng – Sở
Công thương Bắc Giang thực hiện. Quá trình kiểm toán năng lượng chi tiết nhóm
kiểm toán đã khảo sát hầu hết các thiết bị tiêu thụ và sản xuất năng lượng của doanh
nghiệp thiết bị, quá trình tiêu thụ năng lượng cũng như định lượng tiêu thụ
năng lượng, đặc tính năng lượng của các thiết bị và nhà máy. Theo đó, nếu thực
hiện đầy đủ các giải pháp hiệu quả điện năng mỗi năm doanh nghiệp này còn có cơ
hội tiết kiệm thêm khoảng 2,7 tỷ đồng nhờ giảm tiêu thụ trên 500 nghìn tấn than
và 1,3 triệu Kwh.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng các tấm tôn lấy sáng
Công suất thiết kế ban đầu của nhà máy là 12.500 tấn giấy thành phẩm/năm. Năm 2009, theo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trường thì nhà máy đã đưa vào vận hành hết công suất và sản xuất được 13.130 tấn giấy thành phẩm. Như vậy, phần lớn các thiết bị phục vụ sản xuất đã hoạt động hết công suất nên công tác bảo trì, bảo dưỡng thiết bị luôn được nhà máy quan tâm.
Trước đó, từ năm 2006 hệ thống trang thiết bị đa phần được đầu
tư đồng bộ, tự động hóa cao. Nhà máy đã chủ động áp dụng các giải pháp hiệu quả
điện năng mang lại lợi ích cao như lắp biến tần cho toàn bộ các động cơ chính tại
bộ phận Xeo; tích hợp điều khiển tự động hóa và quản lý sản xuất trên máy tính
nên chất lượng sản phẩm đảm bảo; Thu hồi toàn bộ nước ngưng và cấp lại lò hơi.
Hệ thống dây chuyền Xeo giấy
Anh Hoàng Quân, Trung tâm TKNL Hà Nội cho biết, để giảm thiểu
năng lượng tiêu thụ trong các đơn vị sản xuất thì công tác quản l ý năng lượng có vai trò quan trọng. Nhà máy Giấy Xương Giang cũng
đã thực hiện đo đếm mức tiêu thụ các khu vực tiêu thụ theo từng tháng. Bộ phận
lò hơi, phòng Kỹ thuật và phòng hành chính chốt chỉ số tiêu thụ điện, than...
các tháng của nhà máy gửi lên Công ty để hạch toán được chi phí. Tuy nhiên quy
trình quản lý tiêu thụ nhiên liệu, năng lượng chưa được hoàn thiện, nhiều hạn
chế trong quản lý cường độ tiêu thụ năng lượng.
Ngoài thành lập Ban quản lý năng lượng, nhóm kiểm toán còn khảo sát, phân tích và nhận dạng thêm 8 cơ hội tiết kiệm năng lượng cho trang thiết bị trong quá trình vận hành. Các giải pháp bao gồm yêu cầu mức đầu tư thấp đến những giải pháp yêu cầu mức đầu tư. Thực hiện tất cả các giải pháp doanh nghiệp cần đầu tư khoảng 4,5 tỷ đồng, thời gian thu hồi vốn là 1,6 năm. Song song với mức tiết kiệm 2,7 tỷ đồng mỗi năm doanh nghiệp còn có thể giảm phát thải 3,7 nghìn tấn CO2 ra môi trường.
Các bình chứa nước ngưng
Các giải pháp bao gồm: Lắp thiết bị Powerboss cho động cơ máy cắt cuộn; Lắp biến tần cho hệ thống động cơ máy khuấy bể chứa;Lắp thiết bị Powerboss cho động cơ máy nghiền thủy lực; Thay thế hệ thống bơm cấp nước ngưng hiện tại bằng hệ thống bơm nhiệt hiệu suất cao; Lắp biến tần cho động cơ quạt hút lò hơi 4 tấn/h; Lắp biến tần cho động cơ quạt hút lò hơi 6 tấn/h; Bảo ôn đường ống dẫn hơi và đường ống phân phối hơi tại bộ phận Xeo;Thay thế hệ thống lò hơi hiện tại bằng lò hơi 10 tấn/h (chuyển lò 4 tấn/h và 6 tấn/h chạy dự phòng).
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, kiểm toán năng lượng mới chỉ là một khâu trong toàn bộ qui trình quản lý năng lượng. Nhà máy cần tổ chức một nhóm cán bộ quản lý năng lượng, có am hiểu về kỹ thuật và năng lượng, phối hợp với đơn vị tư vấn TKNL thực hiện các giải pháp đã chỉ ra. Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã quy định rõ những chế tài đối với những doanh nghiệp sử dụng năng lượng lãng phí. Do vậy, đơn vị cần có chính sách quản lý và sử dụng hợp lý năng lượng hợp lý vì lợi ích lâu dài của doanh nghiệp.
Mai Linh