Thêm một nhà máy hạt nhân bị đóng cửa vào cuối tuần đồng nghĩa việc ngừng sử dụng 16 GW công suất điện hạt nhân vào Thứ 2, gần một nửa trong số đó bị đóng cửa dưới áp lực của chính phủ sau thảm họa hạt nhân Fukushima hồi tháng 3.
Động thái phải đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân cũ sau khủng hoảng hạt nhân ở Nhật Bản có thể đưa Đức vào tình cảnh phải cắt điện vào mùa đông, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại quốc gia này vẫn đủ khả năng cung ứng điện dựa vào nguồn năng lượng xanh, nhiệt điện và năng lượng hạt nhân từ các quốc gia khác.
Các thương gia năng lượng Châu Âu cho biết Đức hiện là nhà nhập khẩu ròng gần 2 GW điện từ Pháp từ khi quốc gia này đóng cửa các nhà máy điện cũ. Trước đó, Pháp nhập khẩu khoảng 2 GW điện từ Đức mỗi ngày. Trang web của Nhóm những nhà quản lý điện Châu Âu Entso-E cho thấy Đức cũng đang nhập khẩu nhiệt điện, điện hạt nhân từ Hà Lan và Séc.
Sử dụng than đá nơi này hay nơi khác với mục đích bù đắp cho sự thiếu hụt năng lượng hạt nhân ở Đức đồng nghĩa với việc tăng lượng xả thải khí nhà kính ở các quốc gia đang dẫn đầu khu vực về độ ô nhiễm.
Tuy nhiên, khoản đầu tư hàng tỷ Euro vào năng lượng xanh của
Đức đã giúp giảm nhẹ phần nào những ảnh hưởng đến môi trường và việc cung năng
lượng cho nền kinh tế lớn nhất Châu Âu.
Theo Marian Rappl từ công ty điện lực Amprion:“Tình thế hiện nay khá khó khăn tuy nhiên vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Trong giờ cao điểm, chúng tôi có lượng 6 GW thái dương năng và 1,7 GW phong năng dự trữ và cuối tuần này, một số lò phản ứng hạt nhân có thể hoạt động trở lại.”
Nhờ khoản đầu tư lớn vào công nghệ xanh trong những năm vừa qua, Đức đã có được lượng năng lượng dự trữ cần thiết khi quốc gia này quyết định đóng cửa các lò phản ứng cũ.
Hoàng Lan (theo ecoseed.org)