[In trang]
Nồi hấp vô trùng sử dụng năng lượng mặt trời
Thứ tư, 15/06/2011 - 10:38
Một nhóm sinh viên ngành kĩ thuật tại trường đại học Rice (Mỹ) đã thiết kế được nồi hấp tiệt trùng sử dụng Capteur Soliel – một thiết bị thu năng lượng ánh sáng mặt trời tại những nơi mà dòng điện, hoặc bất cứ một loại nhiên liệu này khác, khó tiếp cận đến. Thiết bị này do một nhà phát minh người pháp sáng tạo ra từ vài thập kỉ trước đây.
Một nhóm sinh viên ngành kĩ thuật tại trường đại học Rice (Mỹ) đã thiết kế được nồi hấp tiệt trùng sử dụng Capteur Soliel – một thiết bị thu năng lượng ánh sáng mặt trời tại những nơi mà dòng điện, hoặc bất cứ một loại nhiên liệu này khác, khó tiếp cận đến. Thiết bị này do một nhà phát minh người pháp sáng tạo ra từ vài thập kỉ trước đây.

 

Capteur Soliel có cấu tạo hình chữ A, làm bằng thép, phía dưới khung là đế cong làm bằng thủy tinh. Nó có thể sản xuất ra hơi nước bằng cách tập trung ánh sáng mặt trời dọc theo các ống thép nằm tại chóp của khung.


 AUTOCLAVE2.jpg


Để tạo ra nồi hấp này, nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Rice đã sử dụng hơi để đun nóng bếp hâm có khả năng truyền dẫn năng lượng, được thiết kế theo kiểu truyền thống và đặt trong một chiếc hộp có khả năng kháng lại những tác động bên ngoài.

 

Sam Major, một thành viên của nhóm cho biết: “Về cơ bản, nó là một cái lò, và bạn có thể đun nóng bất cứ thứ gì. Khi lò đạt tới nhiệt độ 121 độ C trong vòng 30 phút (theo đúng chuẩn của Trung Tâm Ngăn chặn và Kiểm soát thảm họa), mọi thứ sẽ trở nên vô trùng, và chúng ta thực sự có thể làm nó một cách khá dễ dàng”.

 

Major giải thích: “Chỉ cần đổ khoảng 2,5 cm nước vào nồi, rồi cho một cái rổ đựng các dụng cụ và ống tiêm vào nồi hấp là được. Chúng tôi đã thử nghiệm bằng cách sử dụng một số bào tử sinh học, hấp chúng lên và sau đó ủ chúng trong vòng 24 tiếng. Kết quả là ở chúng không có dấu hiệu phát triển sinh học. Điều đó chứng tỏ rằng chúng tôi đã tiêu diệt mọi thứ có trong đó”.

 

Cố vấn học tập của nhóm sinh viên này, thầy Doug Schuler nói: “Đây thực sự là bước phát triển cao hơn của dự án. Chúng ta đã có một phiên bản Capteur Soliel được sử dụng vào việc nấu nướng tại Haiti, và chúng ta cần phải làm hơn thế nữa”.

 

Lê My (theo upi.com)