[In trang]
Thế giới lại nóng lên vì năng lượng
Thứ hai, 20/06/2011 - 09:22
Theo thống kê của BP, lượng tiêu thụ dầu chiếm 34% tổng số năng lượng sử dụng, đã tăng 3,1%. Than đá, đứng thứ hai, chiếm 30% tổng số năng lượng sử dụng, tăng mạnh tới 7,6%, hơn tất cả các thời kỳ khác tính từ năm 2003. Lượng tiêu thụ khí gas, chiếm 24% tổng số năng lượng sử dụng, tăng đến 7,4% là mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 1984.

Báo cáo thống kê về năng lượng thế giới hàng năm của hãng BP công bố trung tuần tháng 6/2011 cho thấy tổng số năng lượng tiêu thụ của thế giới tăng 5,6% so với năm trước. Điều này một phần do sự phục hồi toàn cầu sau khủng hoảng kinh tế, phần khác vì các nền kinh tế mới nổi sử dụng nhiều năng lượng trong các bước phát triển chiến lược.


nang luong tg.jpg

Tốc độ tăng trưởng cao xuất hiện ở tất cả các quốc gia trong khu vực, trên thế giới và trong tất cả các loại năng lượng được tiêu thụ: số lượng cụ thể đều cao hơn năm trước rất nhiều. Theo thống kê của BP, lượng tiêu thụ dầu chiếm 34% tổng số năng lượng sử dụng, đã tăng 3,1%. Than đá, đứng thứ hai, chiếm 30% tổng số năng lượng sử dụng, tăng mạnh tới 7,6%, hơn tất cả các thời kỳ khác tính từ năm 2003. Lượng tiêu thụ khí gas, chiếm 24% tổng số năng lượng sử dụng, tăng đến 7,4% là mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 1984.



Sự gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch lớn đến mức mặc dù tổng số các loại năng lượng không có nguồn gốc hóa thạch đạt mức kỷ lục năm 2010 nhưng vẫn chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng năng lượng thế giới tiêu thụ. Thủy điện có mức tăng kỷ lục nhất năm 2010, ở mức 6,5% vì ngày càng có nhiều nhà máy thủy điện và năm qua có lượng mưa lớn. Các loại năng lượng tái sinh khác cũng tăng ấn tượng nhờ các quốc gia trên thế giới tiếp tục đầu tư, nhất là năng lượng gió. Nhưng hiện loại năng lượng này mới chiếm tỉ lệ 1,3% tổng năng lượng tiêu thụ toàn cầu và là 1,8% nếu tính cả năng lượng sinh học.



Trong số tất cả các loại năng lượng, chỉ có năng lượng hạt nhân gây ra những sự quan tâm khác nhau. Trong khi vẫn được coi là một nguồn cung năng lượng khổng lồ, có triển vọng lớn thì thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima và sự cương quyết nói không với năng lượng hạt nhân của Đức khiến cho nguồn năng lượng này dừng ở mức nhất định, tăng 2% so với năm 2009.



Cũng có những điểm thay đổi đáng quan tâm. Tỉ trọng của dầu mỏ trong các loại năng lượng hàng đầu đã giảm đều hàng năm trong thập kỷ qua, trong khi tỉ lệ của than đá tăng tới 4% so kể từ năm 2000. Lý do chính của vấn đề đó là Trung Quốc tiêu thụ ngày càng nhiều năng lượng. Năm 2000, Trung Quốc mới tiêu thụ 11% tổng năng lượng thế giới nhưng đến năm 2011, con số đó đã lên tới 20,3% và lần đầu tiên trở thành quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều nhất hành tinh theo thống kê của hãng BP.



Hầu hết mức tăng về năng lượng tiêu thụ của Trung Quốc đều từ việc dùng nhiều than hơn trước. Năm 2000, Trung Quốc mới chiếm dưới 1/3 tổng số than thế giới sử dụng nhưng đến 2010 đã leo tới mức 48,2%. Tốc độ sử dụng than của thế giới đang ở mức cao nhất kể từ năm 1969.



Bước chuyển về sản phẩm làm ra của các nước phát triển sang những nền kinh tế mới nổi không làm giảm tổng năng lượng tiêu thụ của thế giới mà việc dùng năng lượng không đạt hiệu quả tối đa ở các nước đang phát triển. Hiện tại đang có sự quan tâm nhiều đến nguồn năng lượng khí gas và mức tiêu thụ khí gas sẽ tăng đến 50% trong vòng 25 năm tới. Khi đó gas sẽ có vị trí ngang bằng với than, sau dầu trong bảng các loại năng lượng được sử dụng nhiều nhất. Và Trung Quốc sẽ giữ vị trí số một trong các quốc gia tiệu thụ loại năng lượng này.



Theo dddn.com.vn