Đảo năng lượng xanh bền vững tại Copenhagen
Thứ tư, 20/07/2011 - 00:06
Đan Mạch là một quốc gia của gió. Năng lượng gió từ các trang trại gió cả trong đất liền và ngoài khơi, hiện đủ cung cấp 20% lượng điện sản xuất của nước này
Đan Mạch là một quốc gia của gió. Năng lượng gió từ các trang trại gió cả trong đất liền và ngoài khơi, hiện đủ cung cấp 20% lượng điện sản xuất của nước này. Do tính chất không ổn định của năng lượng gió, khi điện gió phát triển, nhu cầu dự trữ năng lượng ở quy mô lớn ngày càng trở nên thách thức.
Cùng với việc tập trung vào phát triển năng lượng gió và nhận thức về thách thức này, dự án đảo năng lượng xanh ở bờ biển Copenhagen được thiết kế bởi hãng kiến trúc Gottlibe Paludan là một giải pháp đầy tính sáng tạo. Nguyên lý chính là sử dụng năng lượng gió dư thừa để dự trữ dưới dạng thủy điện tích năng, hòn đảo cũng sẽ sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng từ các con sóng, và sản xuất nhiên liệu cho ngành hàng hải. Với sự tiến bộ về công nghệ sử dụng năng lượng từ sóng, đảo năng lượng xanh của Copenhagen sẽ trở thành một trung tâm năng lượng chính,cung cấp năng lượng cho chính thành phố và các vùng phụ cận xung quanh.
Đảo năng lượng xanh là một ý tưởng mới, tuy nhiên, khái niệm cơ bản đằng sau nó, sử dụng thủy điện tích năng để dự trữ năng lượng tái tạo thì không mới, và đã được sử dụng từ lâu. Thủy điện tích năng là nhà máy thủy điện kiểu bơm tích lũy, sử dụng điện năng của các nhà máy điện phát non tải trong hệ thống điện vào những giờ thấp điểm phụ tải đêm để bơm nước từ bể nước thấp lên bể cao. Vào thời điểm nhu cầu tiêu thụ điện năng lớn, nước sẽ được xả từ hồ chứa cao xuống hồ chứa thấp hơn thông qua các tua bin để phát điện lên lưới. Hệ thống bị giới hạn bởi lượng nước dự trữ và chênh lệch độ cao giữa các hồ chứa. Gottlieb Paludan lấy ý tưởng này và xây dựng mô hình độc đáo gọi là “Danish twist” – nước biển được bơm vào hồ chứa dạng bè, xây dựng trên một đảo nhân tạo.
Hòn đảo này có một hồ chứa nước với một khối lượng 31.350.000 mét khối, với tiềm năng dự trữ năng lượng lên tới 2.75GWh, bằng với mức tiêu thụ điện tổng của tất cả các hộ gia đình ở Copenhagen. Ngoài việc cung cấp năng lượng dự trữ, đảo cũng có 25 tuabin gió, mỗi tuabin công suất 5MW, nâng tổng công suất đến125MW.
Khi nhu cầu năng lượng thấp, điện gió từ các tuabin sẽ được dùng để bơm nước từ các hồ thấp lên hồ cao, theo nguyên tắc thủy điện tích năng
Bao gồm diện tích 3 dặm vuông, hòn đảo sẽ được kết nối với nhà máy điện Avedore trên một hòn đảo nhân tạo khác. Nước biển trong hồ chứa cũng được sử dụng cho việc phát triển nhiên liệu sinh học biển bằng cách nuôi tảo vĩ mô. Hơn nữa, hòn đảo cũng sẽ bao gồm quang điện và máy phát điện tập trung năng lượng mặt trời để cung cấp nhiều năng lượng tái tạo
Cùng với việc tập trung vào phát triển năng lượng gió và nhận thức về thách thức này, dự án đảo năng lượng xanh ở bờ biển Copenhagen được thiết kế bởi hãng kiến trúc Gottlibe Paludan là một giải pháp đầy tính sáng tạo. Nguyên lý chính là sử dụng năng lượng gió dư thừa để dự trữ dưới dạng thủy điện tích năng, hòn đảo cũng sẽ sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng từ các con sóng, và sản xuất nhiên liệu cho ngành hàng hải. Với sự tiến bộ về công nghệ sử dụng năng lượng từ sóng, đảo năng lượng xanh của Copenhagen sẽ trở thành một trung tâm năng lượng chính,cung cấp năng lượng cho chính thành phố và các vùng phụ cận xung quanh.
Đảo năng lượng xanh là một ý tưởng mới, tuy nhiên, khái niệm cơ bản đằng sau nó, sử dụng thủy điện tích năng để dự trữ năng lượng tái tạo thì không mới, và đã được sử dụng từ lâu. Thủy điện tích năng là nhà máy thủy điện kiểu bơm tích lũy, sử dụng điện năng của các nhà máy điện phát non tải trong hệ thống điện vào những giờ thấp điểm phụ tải đêm để bơm nước từ bể nước thấp lên bể cao. Vào thời điểm nhu cầu tiêu thụ điện năng lớn, nước sẽ được xả từ hồ chứa cao xuống hồ chứa thấp hơn thông qua các tua bin để phát điện lên lưới. Hệ thống bị giới hạn bởi lượng nước dự trữ và chênh lệch độ cao giữa các hồ chứa. Gottlieb Paludan lấy ý tưởng này và xây dựng mô hình độc đáo gọi là “Danish twist” – nước biển được bơm vào hồ chứa dạng bè, xây dựng trên một đảo nhân tạo.
Hòn đảo này có một hồ chứa nước với một khối lượng 31.350.000 mét khối, với tiềm năng dự trữ năng lượng lên tới 2.75GWh, bằng với mức tiêu thụ điện tổng của tất cả các hộ gia đình ở Copenhagen. Ngoài việc cung cấp năng lượng dự trữ, đảo cũng có 25 tuabin gió, mỗi tuabin công suất 5MW, nâng tổng công suất đến125MW.
Khi nhu cầu năng lượng thấp, điện gió từ các tuabin sẽ được dùng để bơm nước từ các hồ thấp lên hồ cao, theo nguyên tắc thủy điện tích năng
Bao gồm diện tích 3 dặm vuông, hòn đảo sẽ được kết nối với nhà máy điện Avedore trên một hòn đảo nhân tạo khác. Nước biển trong hồ chứa cũng được sử dụng cho việc phát triển nhiên liệu sinh học biển bằng cách nuôi tảo vĩ mô. Hơn nữa, hòn đảo cũng sẽ bao gồm quang điện và máy phát điện tập trung năng lượng mặt trời để cung cấp nhiều năng lượng tái tạo
Theo kienviet.net