Tương lai Năng lượng bền vững của Đông Á
Thứ tư, 20/07/2011 - 00:03
Theo báo cáo “Làn gió mới: Tương lai năng lượng bền vững của Đông Á” được Ngân hàng Thế giới (WB), nếu tiếp tục phát triển ngành năng lượng theo hướng hiện tại, thì đến năm 2030 Việt Nam sẽ chuyển từ một nước xuất khẩu năng lượng sang nước nhập khẩu năng lượng.
Theo báo cáo “Làn gió mới: Tương lai năng lượng bền vững của Đông Á” được Ngân hàng Thế giới (WB), nếu tiếp tục phát triển ngành năng lượng theo hướng hiện tại, thì đến năm 2030 Việt Nam sẽ chuyển từ một nước xuất khẩu năng lượng sang nước nhập khẩu năng lượng.
Lý giải về việc này, báo cáo cho rằng trong suốt thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng, kéo theo đó là nhu cầu năng lượng tăng hơn 2 lần và dự kiến có thể tiếp tục tăng gấp đôi trong 10 năm nữa nếu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng kinh tế ngoạn mục như hiện nay.
Việt Nam là một trong 10 quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, do một nửa dân số của Việt Nam sống dọc vùng duyên hải và tại Đồng bằng Sông Cửu Long.
Việt Nam đã phát động Chương trình quốc gia về năng lượng bền vững, tuy nhiên, để thực hiện được, Việt Nam cần có khung chính sách và thể chế.
Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã giảm 2% cường độ sử dụng năng lượng mỗi năm, chỉ đứng sau Trung Quốc trong nỗ lực vì tương lai năng lượng bền vững của khu vực.
Công nghiệp là ngành có tiềm năng tiết kiệm năng lượng lớn nhất. Báo cáo cho rằng trong thập kỷ tới, Việt Nam cần ưu tiên tập trung đầu tư vào công nghệ sử dụng hiệu quả năng lượng tại các nhà máy công nghiệp mới. Chỉ riêng công suất của các nhà máy công nghiệp mới này sẽ tạo ra công suất lớn hơn công suất hiện tại của toàn ngành công nghiệp của Việt Nam hiện nay.
Các tiêu chuẩn và việc dán nhãn hiệu quả sử dụng năng lượng cũng có thể làm thay đổi thị trường đồ gia dụng. Quy hoạch đô thị và vận tải công cộng có tác động lớn nhất trong việc giảm thiểu nhu cầu về năng lượng cho ngành vận tải đô thị.
Việt Nam đã xây dựng một kế hoạch triệt để để phát triển thủy điện, tuy nhiên Việt Nam cũng cần đưa ra những chính sách để khuyến khích sản xuất điện bằng các nguồn năng lượng tái chế tốn ít kinh phí và sử dụng khí tự nhiên.
Ngoài các nhà máy thủy điện công suất lớn chiếm 26% công suất điện hiện tại, Việt Nam dự kiến sản xuất 5% công suất điện từ các nguồn năng lượng tái sinh mới vào năm 2020.
Việt Nam có nguồn tài nguyên và lượng dự trữ khí lớn. Bằng các chính sách và quy chế định giá ưu đãi, sản xuất và tiêu thụ khí sẽ tăng đáng kể và đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước trong hai thập kỷ tới.
Tổ hợp dầu khí tư nhân đầu tiên của Việt Nam - Saonam Petro
Những thông điệp chính của báo cáo
Duy trì tăng trưởng kinh tế, giảm thiểu biến đổi khí hậu, và tăng cường an ninh năng lượng đang trong tầm tay của các chính phủ tại Đông Á. Nghiên cứu này nhận định rằng việc triển khai sử dụng năng lượng hiệu quả và ứng dụng công nghệ các-bon thấp trên phạm vi lớn có thể ổn định lượng khí thải CO2 của Đông Á vào năm 2025, giảm một nửa chi phí môi trường trong nước, và tăng cường an ninh năng lượng mà không tác động xấu đến tăng trưởng.
Điều này đòi hỏi các chính phủ phải hành động ngay để chuyển đổi ngành năng lượng của mình sang hướng sử dụng năng lượng hiệu quả hơn và áp dụng rộng rãi công nghệ các-bon thấp. Mặc dù nhiều nước Đông Á đã tiến hành các biện pháp theo định hướng này nhưng vẫn cần phải tăng tốc và nỗ lực hơn nữa để ngành năng lượng phát triển bền vững. Cánh cửa cơ hội đang đóng lại rất nhanh vì hành động chậm trễ sẽ khiến cho khu vực phải tiếp tục đối phó với tình trạng cơ sở hạ tầng các-bon cao đã tồn tại trong thời gian dài.
Cuộc cách mạng chuyển đổi sang năng lượng sạch này đòi hỏi các nước phải đưa ra những chính sách quốc nội quan trọng và tiến hành cải cách thể chế. Các chính phủ có thể áp dụng các chính sách quốc nội thân thiện với môi trường ngay để triển khai công nghệ các-bon thấp hiện có trong khi thỏa thuận về khí hậu toàn cầu vẫn đang được đàm phán. Nghiên cứu cho biết hiệu quả sử dụng năng lượng giúp giảm trên 1/2 lượng khí thải giữa việc áp dụng các kịch bản Tham khảo (REF) và các kịch bản Phát triển Năng lượng Bền vững (SED), và hiệu quả sử dụng năng lượng hoàn toàn có thể được chứng minh bằng các lợi ích của sự phát triển và tiết kiệm năng lượng trong tương lai. Để hiện thực hóa tiềm năng đạt được hiệu quả sử dụng năng lượng tại khu vực, các nước cần có những hành động như: xóa bỏ trợ giá nhiên liệu hóa thạch và đưa chi phí môi trường vào giá thành năng lượng đồng thời áp dụng chiến lược phối hợp khắc phục những khiếm khuyết và hạn chế của thị trường bằng các quy chế, các gói khuyến khích tài chính, cải cách thể chế, và cơ chế tài chính hiệu quả. Theo kịch bản SED, nhiên liệu các-bon thấp phục vụ cho việc sản xuất điện — năng lượng tái sinh và năng lượng hạt nhân—sẽ đáp ứng 1/2 nhu cầu về điện của khu vực vào năm 2030. Phát triển năng lượng tái sinh đòi hỏi phải thu phí các-bon và đưa ra các gói khuyến khích tài chính để áp dụng công nghệ các-bon thấp. Ngoài ra chúng ta cũng cần đến những công nghệ tiên tiến vẫn chưa được chứng minh, như công nghệ thu giữ các-bon, để giảm lượng khí thải trong giai đoạn sau năm 2030, tuy nhiên, trước mắt để phát triển những công nghệ này đòi hỏi phải thúc đẩy nhu cầu nghiên cứu và phát triển.
Các nước phát triển cần chuyển giao công nghệ các-bon thấp và hỗ trợ nguồn vốn lớn. Để ngành năng lượng phát triển bền vững, một thách thức lớn đặt ra đối với Đông Á là mỗi năm khu vực này phải đầu tư thêm 80 tỷ USD trong vòng hai thập kỷ tới. Dự kiến mỗi năm khu vực này phải bỏ ra gần 25 tỷ USD như nguồn vốn ưu đãi để trang trải phần chi phí và rủi ro tăng thêm trong quá trình chuyển đổi sang hướng sử dụng hiệu quả năng lượng và sử dụng năng lượng tái sinh. Bên cạnh đó, Đông Á cũng cần một nguồn tài trợ lớn để xây dựng năng lực cho các bên tham gia trong nước. Chúng ta đã có các công cụ kỹ thuật và chính sách cần thiết để tiến hành chuyển đổi – điều mà chúng ta cần là quyết tâm chính trị và quan hệ hợp tác quốc tế chưa từng có trong lịch sử để hiện thực hóa việc chuyển đổi.
Tập đoàn Ngân hàng Thế giới cam kết thúc đẩy công tác tư vấn chính sách, chia sẻ kiến thức, và cấp vốn vì mục tiêu năng lượng bền vững để giúp các chính phủ tại khu vực Đông Á tiến hành cuộc cách mạng chuyển đổi đó. N gân hàng Thế giới cần nỗ lực hơn nữa và tập trung hoạt động năng lượng của mình tại khu vực Đông Á-Thái Bình Dương vào hiệu quả sử dụng năng lượng, năng lượng tái sinh, và công nghệ mới trong thời gian tới. Việc kết hợp giữa các nguồn tài trợ mới và hiện tại (N gân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển, Hiệp hội Phát triển Quốc tế, Quỹ Môi trường Toàn cầu, Quỹ công nghệ sạch và quỹ các-bon) một cách hiệu quả hơn có thể giúp mở rộng phạm vi và đNy nhanh tốc độ chuyển đổi ngành năng lượng sang hướng năng lượng bền vững.
Báo cáo này không đề cập đến các vấn đề tiếp cận năng lượng tại khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, và cũng không đề xuất bất cứ tiêu chí nào về khí thải CO2. Chúng tôi sẽ nghiên cứu các vấn đề tiếp cận năng lượng tại các nước có thu nhập thấp (Campuchia, Cộng hòa Dân chủ N hân dân Lào, Mông Cổ, Papua N ew Guinea, Đông Timor và các quốc đảo Thái Bình Dương) và một phần của Indonesia và quần đảo Philippine trong một báo cáo khác. Báo cáo này vạch ra định hướng chiến lược của ngành năng lượng tại Đông Á (Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippine, và Việt Nam) để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của khu vực này theo cách bền vững và thân thiện với môi trường trong vòng hai thập kỷ tới, và đưa ra một lộ trình xây dựng khung chính sách và cơ chế tài chính để đạt được mục tiêu đó.
Lý giải về việc này, báo cáo cho rằng trong suốt thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng, kéo theo đó là nhu cầu năng lượng tăng hơn 2 lần và dự kiến có thể tiếp tục tăng gấp đôi trong 10 năm nữa nếu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng kinh tế ngoạn mục như hiện nay.
Việt Nam là một trong 10 quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, do một nửa dân số của Việt Nam sống dọc vùng duyên hải và tại Đồng bằng Sông Cửu Long.
Việt Nam đã phát động Chương trình quốc gia về năng lượng bền vững, tuy nhiên, để thực hiện được, Việt Nam cần có khung chính sách và thể chế.
Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã giảm 2% cường độ sử dụng năng lượng mỗi năm, chỉ đứng sau Trung Quốc trong nỗ lực vì tương lai năng lượng bền vững của khu vực.
Công nghiệp là ngành có tiềm năng tiết kiệm năng lượng lớn nhất. Báo cáo cho rằng trong thập kỷ tới, Việt Nam cần ưu tiên tập trung đầu tư vào công nghệ sử dụng hiệu quả năng lượng tại các nhà máy công nghiệp mới. Chỉ riêng công suất của các nhà máy công nghiệp mới này sẽ tạo ra công suất lớn hơn công suất hiện tại của toàn ngành công nghiệp của Việt Nam hiện nay.
Các tiêu chuẩn và việc dán nhãn hiệu quả sử dụng năng lượng cũng có thể làm thay đổi thị trường đồ gia dụng. Quy hoạch đô thị và vận tải công cộng có tác động lớn nhất trong việc giảm thiểu nhu cầu về năng lượng cho ngành vận tải đô thị.
Việt Nam đã xây dựng một kế hoạch triệt để để phát triển thủy điện, tuy nhiên Việt Nam cũng cần đưa ra những chính sách để khuyến khích sản xuất điện bằng các nguồn năng lượng tái chế tốn ít kinh phí và sử dụng khí tự nhiên.
Ngoài các nhà máy thủy điện công suất lớn chiếm 26% công suất điện hiện tại, Việt Nam dự kiến sản xuất 5% công suất điện từ các nguồn năng lượng tái sinh mới vào năm 2020.
Việt Nam có nguồn tài nguyên và lượng dự trữ khí lớn. Bằng các chính sách và quy chế định giá ưu đãi, sản xuất và tiêu thụ khí sẽ tăng đáng kể và đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước trong hai thập kỷ tới.
Tổ hợp dầu khí tư nhân đầu tiên của Việt Nam - Saonam Petro
Những thông điệp chính của báo cáo
Duy trì tăng trưởng kinh tế, giảm thiểu biến đổi khí hậu, và tăng cường an ninh năng lượng đang trong tầm tay của các chính phủ tại Đông Á. Nghiên cứu này nhận định rằng việc triển khai sử dụng năng lượng hiệu quả và ứng dụng công nghệ các-bon thấp trên phạm vi lớn có thể ổn định lượng khí thải CO2 của Đông Á vào năm 2025, giảm một nửa chi phí môi trường trong nước, và tăng cường an ninh năng lượng mà không tác động xấu đến tăng trưởng.
Điều này đòi hỏi các chính phủ phải hành động ngay để chuyển đổi ngành năng lượng của mình sang hướng sử dụng năng lượng hiệu quả hơn và áp dụng rộng rãi công nghệ các-bon thấp. Mặc dù nhiều nước Đông Á đã tiến hành các biện pháp theo định hướng này nhưng vẫn cần phải tăng tốc và nỗ lực hơn nữa để ngành năng lượng phát triển bền vững. Cánh cửa cơ hội đang đóng lại rất nhanh vì hành động chậm trễ sẽ khiến cho khu vực phải tiếp tục đối phó với tình trạng cơ sở hạ tầng các-bon cao đã tồn tại trong thời gian dài.
Cuộc cách mạng chuyển đổi sang năng lượng sạch này đòi hỏi các nước phải đưa ra những chính sách quốc nội quan trọng và tiến hành cải cách thể chế. Các chính phủ có thể áp dụng các chính sách quốc nội thân thiện với môi trường ngay để triển khai công nghệ các-bon thấp hiện có trong khi thỏa thuận về khí hậu toàn cầu vẫn đang được đàm phán. Nghiên cứu cho biết hiệu quả sử dụng năng lượng giúp giảm trên 1/2 lượng khí thải giữa việc áp dụng các kịch bản Tham khảo (REF) và các kịch bản Phát triển Năng lượng Bền vững (SED), và hiệu quả sử dụng năng lượng hoàn toàn có thể được chứng minh bằng các lợi ích của sự phát triển và tiết kiệm năng lượng trong tương lai. Để hiện thực hóa tiềm năng đạt được hiệu quả sử dụng năng lượng tại khu vực, các nước cần có những hành động như: xóa bỏ trợ giá nhiên liệu hóa thạch và đưa chi phí môi trường vào giá thành năng lượng đồng thời áp dụng chiến lược phối hợp khắc phục những khiếm khuyết và hạn chế của thị trường bằng các quy chế, các gói khuyến khích tài chính, cải cách thể chế, và cơ chế tài chính hiệu quả. Theo kịch bản SED, nhiên liệu các-bon thấp phục vụ cho việc sản xuất điện — năng lượng tái sinh và năng lượng hạt nhân—sẽ đáp ứng 1/2 nhu cầu về điện của khu vực vào năm 2030. Phát triển năng lượng tái sinh đòi hỏi phải thu phí các-bon và đưa ra các gói khuyến khích tài chính để áp dụng công nghệ các-bon thấp. Ngoài ra chúng ta cũng cần đến những công nghệ tiên tiến vẫn chưa được chứng minh, như công nghệ thu giữ các-bon, để giảm lượng khí thải trong giai đoạn sau năm 2030, tuy nhiên, trước mắt để phát triển những công nghệ này đòi hỏi phải thúc đẩy nhu cầu nghiên cứu và phát triển.
Các nước phát triển cần chuyển giao công nghệ các-bon thấp và hỗ trợ nguồn vốn lớn. Để ngành năng lượng phát triển bền vững, một thách thức lớn đặt ra đối với Đông Á là mỗi năm khu vực này phải đầu tư thêm 80 tỷ USD trong vòng hai thập kỷ tới. Dự kiến mỗi năm khu vực này phải bỏ ra gần 25 tỷ USD như nguồn vốn ưu đãi để trang trải phần chi phí và rủi ro tăng thêm trong quá trình chuyển đổi sang hướng sử dụng hiệu quả năng lượng và sử dụng năng lượng tái sinh. Bên cạnh đó, Đông Á cũng cần một nguồn tài trợ lớn để xây dựng năng lực cho các bên tham gia trong nước. Chúng ta đã có các công cụ kỹ thuật và chính sách cần thiết để tiến hành chuyển đổi – điều mà chúng ta cần là quyết tâm chính trị và quan hệ hợp tác quốc tế chưa từng có trong lịch sử để hiện thực hóa việc chuyển đổi.
Tập đoàn Ngân hàng Thế giới cam kết thúc đẩy công tác tư vấn chính sách, chia sẻ kiến thức, và cấp vốn vì mục tiêu năng lượng bền vững để giúp các chính phủ tại khu vực Đông Á tiến hành cuộc cách mạng chuyển đổi đó. N gân hàng Thế giới cần nỗ lực hơn nữa và tập trung hoạt động năng lượng của mình tại khu vực Đông Á-Thái Bình Dương vào hiệu quả sử dụng năng lượng, năng lượng tái sinh, và công nghệ mới trong thời gian tới. Việc kết hợp giữa các nguồn tài trợ mới và hiện tại (N gân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển, Hiệp hội Phát triển Quốc tế, Quỹ Môi trường Toàn cầu, Quỹ công nghệ sạch và quỹ các-bon) một cách hiệu quả hơn có thể giúp mở rộng phạm vi và đNy nhanh tốc độ chuyển đổi ngành năng lượng sang hướng năng lượng bền vững.
Báo cáo này không đề cập đến các vấn đề tiếp cận năng lượng tại khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, và cũng không đề xuất bất cứ tiêu chí nào về khí thải CO2. Chúng tôi sẽ nghiên cứu các vấn đề tiếp cận năng lượng tại các nước có thu nhập thấp (Campuchia, Cộng hòa Dân chủ N hân dân Lào, Mông Cổ, Papua N ew Guinea, Đông Timor và các quốc đảo Thái Bình Dương) và một phần của Indonesia và quần đảo Philippine trong một báo cáo khác. Báo cáo này vạch ra định hướng chiến lược của ngành năng lượng tại Đông Á (Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippine, và Việt Nam) để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của khu vực này theo cách bền vững và thân thiện với môi trường trong vòng hai thập kỷ tới, và đưa ra một lộ trình xây dựng khung chính sách và cơ chế tài chính để đạt được mục tiêu đó.
Theo Worldbank.org