Ấn Độ dán nhãn sử dụng nhiên liệu hiệu quả cho ô tô
Thứ tư, 20/07/2011 - 00:10
Thay vì băn khoăn đi tìm nguồn tin tin cậy hoặc cân nhắc lời giới thiệu của người bán hàng, khách hàng mua ô tô tại Ấn Độ sẽ có thể so sánh các dòng xe dựa vào nhãn chứng nhận sử dụng nhiên liệu hiệu quả.
Thay vì băn khoăn đi tìm nguồn tin tin cậy hoặc cân nhắc lời giới thiệu của người bán hàng, khách hàng mua ô tô tại Ấn Độ sẽ có thể so sánh các dòng xe dựa vào nhãn chứng nhận sử dụng nhiên liệu hiệu quả. Câu hỏi mà những khách hàng tỉnh táo luôn đặt ra“Xe này tiêu hao bao nhiêu nhiên liệu/cây số?” cũng sẽ nhận được câu trả lời rõ ràng.
Cục quản lí sử dụng năng lượng hiệu quả Ấn Độ đang trong giai đoạn hoàn thành quy đinh dán nhãn tiết kiệm nhiên liệu. Bước đầu, việc dãn nhãn nhiên liệu cho ô tô được thực hiện một cách tự nguyện, nhưng sẽ chính thức trở thành quy định bắt buộc từ tháng 3 năm 2012. Theo đó, các xe mới sẽ không được lưu hành trên đường nếu không được dán nhãn xác định mức tiêu thụ năng lượng tính theo từng dòng xe.
Thực hiện bắt buộc dán nhãn năng lượng cho ô tô đòi hỏi ngành công nghiệp sản xuất ô tô phải đạt được các mục tiêu nâng mức tiết kiệm năng lượng tới năm 2015 – 2016. Những thay đổi lớn sẽ tập trung vào các dòng xe hạng trung và hạng nặng.
Sau gần 2 năm vận động, Cục quản lí sử dụng năng lượng hiệu quả đã thuyết phục được các hãng ô tô lớn cũng như Bộ giao thông đường bộ nhất trí thực hiện quy định này. Các nhà sản xuất ô tô sẽ phải cam kết rằng mức nhiên liệu tiêu hao trên từng cây số của tất cả các loại xe bán ra trong năm phải đạt được tiêu chuẩn đã đặt ra. Tiêu chuẩn này sẽ được kiểm tra định kì để bảm đảo về chất lượng ngày một tốt hơn của các loại động cơ và công nghệ, dần thay thế xe đời cũ.
Ngành công nghiệp sản xuất ô tô vẫn sẽ có thể bán được những mẫu xe chất lượng kém nhất, miễn là doanh số bán các mẫu xe có mức tiêu hao năng lượng hiệu quả hơn tăng lên trong cùng thời điểm đó.
Theo thông tin từ Cục, ước tính tới năm 2015, chính phủ sẽ yêu cầu tăng mức sử dụng năng lượng hiệu quả trong toàn ngành lên 20 – 25%. Điều đáng chú ý là mức tiết kiệm năng lượng trung bình trong toàn ngành ô tô sẽ giảm đi khi thị phần của các phương tiện hạng nặng tăng lên trên thị trường. Tuy nhiên, xu hướng này xem ra đã được kiểm soát bởi các quy định ngặt nghèo hơn.
Những trường hợp không tuân thủ sẽ phải chịu những mức phạt theo luật định, gây ảnh hưởng tới danh tiếng của nhãn hiệu.
Trong khi Cục quản lí sử dụng năng lượng hiệu quả chính thức công bố quy định về dán nhãn và tiêu chuẩn theo Luật bảo toàn năng lượng, Bộ giao thông đường bộ sẽ tiến hành thi hành chúng và điều hành công nghiệp theo Luật sử dụng phương tiện ô tô.
Cục quản lí sử dụng năng lượng hiệu quả Ấn Độ đang trong giai đoạn hoàn thành quy đinh dán nhãn tiết kiệm nhiên liệu. Bước đầu, việc dãn nhãn nhiên liệu cho ô tô được thực hiện một cách tự nguyện, nhưng sẽ chính thức trở thành quy định bắt buộc từ tháng 3 năm 2012. Theo đó, các xe mới sẽ không được lưu hành trên đường nếu không được dán nhãn xác định mức tiêu thụ năng lượng tính theo từng dòng xe.
Thực hiện bắt buộc dán nhãn năng lượng cho ô tô đòi hỏi ngành công nghiệp sản xuất ô tô phải đạt được các mục tiêu nâng mức tiết kiệm năng lượng tới năm 2015 – 2016. Những thay đổi lớn sẽ tập trung vào các dòng xe hạng trung và hạng nặng.
Sau gần 2 năm vận động, Cục quản lí sử dụng năng lượng hiệu quả đã thuyết phục được các hãng ô tô lớn cũng như Bộ giao thông đường bộ nhất trí thực hiện quy định này. Các nhà sản xuất ô tô sẽ phải cam kết rằng mức nhiên liệu tiêu hao trên từng cây số của tất cả các loại xe bán ra trong năm phải đạt được tiêu chuẩn đã đặt ra. Tiêu chuẩn này sẽ được kiểm tra định kì để bảm đảo về chất lượng ngày một tốt hơn của các loại động cơ và công nghệ, dần thay thế xe đời cũ.
Ngành công nghiệp sản xuất ô tô vẫn sẽ có thể bán được những mẫu xe chất lượng kém nhất, miễn là doanh số bán các mẫu xe có mức tiêu hao năng lượng hiệu quả hơn tăng lên trong cùng thời điểm đó.
Theo thông tin từ Cục, ước tính tới năm 2015, chính phủ sẽ yêu cầu tăng mức sử dụng năng lượng hiệu quả trong toàn ngành lên 20 – 25%. Điều đáng chú ý là mức tiết kiệm năng lượng trung bình trong toàn ngành ô tô sẽ giảm đi khi thị phần của các phương tiện hạng nặng tăng lên trên thị trường. Tuy nhiên, xu hướng này xem ra đã được kiểm soát bởi các quy định ngặt nghèo hơn.
Những trường hợp không tuân thủ sẽ phải chịu những mức phạt theo luật định, gây ảnh hưởng tới danh tiếng của nhãn hiệu.
Trong khi Cục quản lí sử dụng năng lượng hiệu quả chính thức công bố quy định về dán nhãn và tiêu chuẩn theo Luật bảo toàn năng lượng, Bộ giao thông đường bộ sẽ tiến hành thi hành chúng và điều hành công nghiệp theo Luật sử dụng phương tiện ô tô.
Lê My (theo indiatimes.com)