Thị trường điện cạnh tranh sẽ giải bài toán khó về vốn
Thứ hai, 25/07/2011 - 13:30
Giá bán điện cạnh tranh có tiềm năng lớn là mở ra thị trường, mở ra cơ chế điều chỉnh giá điện để dần dần tiếp cận với thị trường. Đó là lời giải cho bài toán khó về vốn.
Bên hành lang QH chiều 23/7, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trả lời về những khó khăn trong việc thực hiện quy hoạch điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030 (Tổng sơ đồ điện 7) cũng như nhiều vướng mắc trong việc tái cơ cấu, giảm dần độc quyền của Tập đoàn điện lực (EVN).
Nhiều năm thực hiện Tổng sơ đồ điện 6, cả nước vẫn thiếu điện trầm trọng. Tổng sơ đồ điện 7 khởi động năm nay có khả quan hơn không, thưa Phó Thủ tướng?
Tổng sơ đồ 7 chắc còn khó khăn hơn Tổng sơ đồ 6. Cái khó lớn nhất là việc huy động vốn trong bối cảnh hiện nay. Không chỉ trong nước khó khăn mà kinh tế cả thế giới cũng vậy, huy động vốn trong và ngoài nước đều khó.
Trong khi vẫn phải đảm bảo cung cấp thêm 5000MW điện mỗi năm là việc hết sức nan giải.
Khó thu hút, huy động vốn đầu tư cho ngành điện nghĩa là EVN vẫn sẽ độc quyền cung ứng điện dài dài?
Huy động vốn cần nhiều giải pháp. Còn tái cơ cấu ngành điện thì vẫn tiếp tục triển khai. Các bước tái cơ cấu cũng phải đi rất khoa học, đồng bộ với tiến độ thị trường.
Hiện ta vẫn chưa hình thành được những đơn vị mới thu hút vốn đầu tư dự án được mà đã yêu cầu “giải quyết” tổ chức cũ thì không biết lấy đâu đáp ứng nhu cầu điện. Không phải Chính phủ muốn duy trì độc quyền điện mà vấn đề ở chỗ để giảm dần độc quyền của nhà nước, cần phải tăng yếu tố thị trường lên.
Như vẫn nói việc gì thị trường không làm được, tư nhân không làm được thì nhà nước phải làm. Giờ muốn rút vai trò nhà nước đi, phải có thể chế đầy đủ và tư nhân cũng sẵn sàng. Mà tư nhân chỉ sẵn sàng khi cơ chế giá bán điện "chịu" được. Chỉ khi tư nhân tham gia thì nhà nước mới dần giảm đi, chứ rút luôn thì lấy gì cung cấp điện.
Cơ chế giá bán điện cạnh tranh đã đặt ra nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề, chưa hút được nhà đầu tư nào tham gia làm điện?
Nhu cầu điện mỗi năm cao hơn, vốn mỗi lúc cũng cần nhiều hơn vì giá đã lên một mặt bằng mới. Như vậy chi phí đầu tư 1 nhà máy điện sẽ còn cao hơn dẫn tới khả năng thu hút vốn càng khó hơn nữa.
Nhưng dù sao giá bán điện cạnh tranh cũng có tiềm năng lớn là mở ra thị trường, mở ra cơ chế điều chỉnh giá điện để dần dần tiếp cận với thị trường. Đó là lời giải cho bài toán khó về vốn. Nhưng việc này cũng còn tùy thuộc nhiều vào điều kiện thị trường để có thể thực hiện đượcc những bước đi như vậy.
Có ý kiến cho rằng, thực trạng ngành điện như hiện nay xuất phát một phần do nguyên nhân chậm thực hiện Tổng sơ đồ điện 6. Vậy Chính phủ có rút ra kinh nghiệm gì khi thực hiện Tổng sơ đồ 7 tới đây?
Chậm tiến độ các dự án thì có rất nhiều nguyên nhân. Ở đây có nguyên nhân thiếu vốn.
Như tôi nói, thực hiện Tổng sơ đồ 7 sẽ không dễ hơn ở khâu huy động vốn, kể cả thị trường trong nước và nước ngoài. Muốn tiến độ về vốn bảo đảm, cần phải năng động hơn nữa, căn cơ hơn nữa.
Thứ 2, về giá. Vừa rồi chúng ta đã đưa ra được cơ chế điều chỉnh giá và việc này sẽ tạo điều kiện cho việc có thể thu hút vốn tốt hơn. Dù giá mới cải cách được một bước nhưng cũng là hướng mở ra để các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn tham gia.
Vấn đề nữa là xem xét để cải cách các khâu của dự án. Tiếp đó là cơ chế tạo điều kiện cho dự án làm nhanh hơn. Hiện một số chủ đầu tư năng lực vẫn yếu, cả trong khâu chuẩn bị dự án lẫn triển khai thực hiện.
Còn vướng mắc nào cần gỡ để các dự án sớm được thực hiện, thưa Phó Thủ tướng?
Cái khó lớn nhất là vấn đề giải phóng mặt bằng. Đây là vấn đề tiếp tục vướng mắc trong thực hiện tổng sơ đồ 7, đòi hỏi tất cả cơ quan chính phủ, địa phương cũng như chủ đầu tư phải đưa ra cơ chế phù hợp để giải quyết.
Trong việc này, đa số chậm ở khâu chuẩn bị các khu tái định cư cho dân, cần thúc đẩy sớm lên. Thực tế Chính phủ quy định cho phép chủ đầu tư ứng vốn cho địa phương để làm công tác quy hoạch và xây dựng các khu tái định cư sớm hơn.
Việc này cũng nằm trong quy luật chung, không chỉ với các dự án điện mà cả khu đô thị, xây dựng hạ tầng… đều vướng ở khâu này.
Nên nhớ ngay khi thực hiện tổng sơ đồ điện 6 cũng chưa bao giờ chúng ta đáp ứng được nhu cầu điện mỗi năm cần thêm khoảng 3780 MW. Tình trạng thiếu điện cứ kéo dài như vậy nên khi giải quyết cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Đến giai đoạn này nhu cầu mỗi năm đã tăng thêm 5000 MW, thách thức đưa ra càng lớn hơn nữa, đòi hỏi tất cả các cơ quan, bộ ngành, địa phương phải nỗ lực hơn nữa vì ai cũng hiểu không có điện sẽ không làm được gì cả.
Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!
Nhiều năm thực hiện Tổng sơ đồ điện 6, cả nước vẫn thiếu điện trầm trọng. Tổng sơ đồ điện 7 khởi động năm nay có khả quan hơn không, thưa Phó Thủ tướng?
Tổng sơ đồ 7 chắc còn khó khăn hơn Tổng sơ đồ 6. Cái khó lớn nhất là việc huy động vốn trong bối cảnh hiện nay. Không chỉ trong nước khó khăn mà kinh tế cả thế giới cũng vậy, huy động vốn trong và ngoài nước đều khó.
Trong khi vẫn phải đảm bảo cung cấp thêm 5000MW điện mỗi năm là việc hết sức nan giải.
Khó thu hút, huy động vốn đầu tư cho ngành điện nghĩa là EVN vẫn sẽ độc quyền cung ứng điện dài dài?
Huy động vốn cần nhiều giải pháp. Còn tái cơ cấu ngành điện thì vẫn tiếp tục triển khai. Các bước tái cơ cấu cũng phải đi rất khoa học, đồng bộ với tiến độ thị trường.
Hiện ta vẫn chưa hình thành được những đơn vị mới thu hút vốn đầu tư dự án được mà đã yêu cầu “giải quyết” tổ chức cũ thì không biết lấy đâu đáp ứng nhu cầu điện. Không phải Chính phủ muốn duy trì độc quyền điện mà vấn đề ở chỗ để giảm dần độc quyền của nhà nước, cần phải tăng yếu tố thị trường lên.
Như vẫn nói việc gì thị trường không làm được, tư nhân không làm được thì nhà nước phải làm. Giờ muốn rút vai trò nhà nước đi, phải có thể chế đầy đủ và tư nhân cũng sẵn sàng. Mà tư nhân chỉ sẵn sàng khi cơ chế giá bán điện "chịu" được. Chỉ khi tư nhân tham gia thì nhà nước mới dần giảm đi, chứ rút luôn thì lấy gì cung cấp điện.
Cơ chế giá bán điện cạnh tranh đã đặt ra nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề, chưa hút được nhà đầu tư nào tham gia làm điện?
Nhu cầu điện mỗi năm cao hơn, vốn mỗi lúc cũng cần nhiều hơn vì giá đã lên một mặt bằng mới. Như vậy chi phí đầu tư 1 nhà máy điện sẽ còn cao hơn dẫn tới khả năng thu hút vốn càng khó hơn nữa.
Nhưng dù sao giá bán điện cạnh tranh cũng có tiềm năng lớn là mở ra thị trường, mở ra cơ chế điều chỉnh giá điện để dần dần tiếp cận với thị trường. Đó là lời giải cho bài toán khó về vốn. Nhưng việc này cũng còn tùy thuộc nhiều vào điều kiện thị trường để có thể thực hiện đượcc những bước đi như vậy.
Có ý kiến cho rằng, thực trạng ngành điện như hiện nay xuất phát một phần do nguyên nhân chậm thực hiện Tổng sơ đồ điện 6. Vậy Chính phủ có rút ra kinh nghiệm gì khi thực hiện Tổng sơ đồ 7 tới đây?
Chậm tiến độ các dự án thì có rất nhiều nguyên nhân. Ở đây có nguyên nhân thiếu vốn.
Như tôi nói, thực hiện Tổng sơ đồ 7 sẽ không dễ hơn ở khâu huy động vốn, kể cả thị trường trong nước và nước ngoài. Muốn tiến độ về vốn bảo đảm, cần phải năng động hơn nữa, căn cơ hơn nữa.
Thứ 2, về giá. Vừa rồi chúng ta đã đưa ra được cơ chế điều chỉnh giá và việc này sẽ tạo điều kiện cho việc có thể thu hút vốn tốt hơn. Dù giá mới cải cách được một bước nhưng cũng là hướng mở ra để các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn tham gia.
Vấn đề nữa là xem xét để cải cách các khâu của dự án. Tiếp đó là cơ chế tạo điều kiện cho dự án làm nhanh hơn. Hiện một số chủ đầu tư năng lực vẫn yếu, cả trong khâu chuẩn bị dự án lẫn triển khai thực hiện.
Còn vướng mắc nào cần gỡ để các dự án sớm được thực hiện, thưa Phó Thủ tướng?
Cái khó lớn nhất là vấn đề giải phóng mặt bằng. Đây là vấn đề tiếp tục vướng mắc trong thực hiện tổng sơ đồ 7, đòi hỏi tất cả cơ quan chính phủ, địa phương cũng như chủ đầu tư phải đưa ra cơ chế phù hợp để giải quyết.
Trong việc này, đa số chậm ở khâu chuẩn bị các khu tái định cư cho dân, cần thúc đẩy sớm lên. Thực tế Chính phủ quy định cho phép chủ đầu tư ứng vốn cho địa phương để làm công tác quy hoạch và xây dựng các khu tái định cư sớm hơn.
Việc này cũng nằm trong quy luật chung, không chỉ với các dự án điện mà cả khu đô thị, xây dựng hạ tầng… đều vướng ở khâu này.
Nên nhớ ngay khi thực hiện tổng sơ đồ điện 6 cũng chưa bao giờ chúng ta đáp ứng được nhu cầu điện mỗi năm cần thêm khoảng 3780 MW. Tình trạng thiếu điện cứ kéo dài như vậy nên khi giải quyết cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Đến giai đoạn này nhu cầu mỗi năm đã tăng thêm 5000 MW, thách thức đưa ra càng lớn hơn nữa, đòi hỏi tất cả các cơ quan, bộ ngành, địa phương phải nỗ lực hơn nữa vì ai cũng hiểu không có điện sẽ không làm được gì cả.
Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!
Theo Dân Trí