Khai thác năng lượng hóa thạch không rẻ hơn đầu tư năng lượng tái tạo
Thứ tư, 10/08/2011 - 10:23
Năng lượng tái tạo có những lợi thế tiềm năng to lớn so với nhiên liệu hóa thạch và rõ ràng là nó rẻ hơn các nhiên liệu hóa thạch nếu chúng ta so sánh dựa trên đầy đủ các yếu tố kinh tế của chúng.
Nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu, khí hay thậm chí năng lượng nguyên tử vẫn thường được xem như rẻ hơn năng lượng tái tạo trong một thời gian dài. Đây là những huyền thoại, cần phải được làm rõ, để có được sự nhìn nhận công bằng hơn đối với năng lượng tái tạo.
Có bốn yếu tố chính cần được xem xét trước khi đưa ra kết luận, cái nào rẻ hơn cái nào, đó là: chi phí đầu tư, nguồn tài nguyên, trợ cấp chính phủ, và yếu tố trưởng thành của thị trường cho các loại năng lượng đó.
Đầu tiên, xét về chi phí đầu tư, nhiên liệu hóa thạch có thể rẻ hơn năng lượng tái tạo, nhưng về lâu dài, chi phí này sẽ được bù đắp bởi nguồn “nhiên liệu miễn phí” của hệ thống năng lượng tái tạo và sự giảm phát thải khí nhà kính. Để so sánh một cách chính xác hơn, chi phí vòng đời, bao gồm cả từ chi phí đầu tư, chi phí vận hành, bảo dưỡng, và các chi phí ngoại lai khác cần phải được tính đến. Thêm vào đó, chi phí về mặt thời gian cũng là một yếu tố quan trọng cần được xem xét. Ví dụ, 1 trang trại gió chỉ cần từ 1-2 năm để lên kế hoạch, xin cấp phép và xây dựng, trong khi một nhà máy điện hạt nhân với những thủ tục tương tự, phải mất tới 8-10 năm. Tất cả những yếu tố có ý nghĩa kinh tế này chỉ ra một điều rõ ràng rằng nhiên liệu hóa thạch không hề rẻ hơn năng lượng tái tạo.
Một nhà máy điện hạt nhân ở Pháp
Thứ hai, nói về nguồn tài nguyên, nhiên liệu hóa thạch ngày càng trở nên khan hiếm, khó phát hiện và khó khai thác. Điều này rõ ràng dẫn tới sự tăng giá tất yếu của các nguồn nhiên liệu hóa thạch, trong khi với năng lượng tái tạo thì người ta lại không phải mất chi phí cho các nguồn nhiên liệu đầu vào, ví dụ các nguồn gió hay ánh sáng mặt trời. Thậm chí, nhiều nhà máy điện sử dụng các nguồn nhiêu liệu hóa thạch đều cần dùng đến nước (làm mát cho nhà máy điện nguyên tử, sản xuất hơi cho nhà máy nhiệt điện…), trong khi các nhà máy điện năng lượng tái tạo như điện gió hay điện mặt trời lại không cần dùng tới nước. Việc sử dụng nước kể trên gây nên áp lực ngày càng lớn, và làm đe dọa cuộc sống của nhiều người đang sống tại các khu vực thiếu nước trầm trọng.
Thứ ba, như nhiều người đã biết, nhiên liệu hóa thạch từ trước tới nay vẫn nhận được những khoản trợ giá khổng lồ từ chính phủ. Lấy một ví dụ, chính phủ Mỹ hàng năm bỏ ra 58 tỷ Mỹ kim để trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch (41 tỷ $ cho dầu khí, 8 tỷ cho than, 9 tỷ cho điện hạt nhân), trong khi, chỉ có chưa tới 1/5 là được chi cho năng lượng tái tạo [1]. Tuy nhiên, những nguồn tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch này lại thường được che đậy hoặc ẩn giấu, dưới các dạng hỗ trợ nghiên cứu phát triển, vốn vay đảm bảo, xử lý chất thải (trong trường hợp điện hạt nhân).
Thứ tư, sự trưởng thành của thị trường nhiên liệu hóa thạch là một lợi thế lớn cho loại năng lượng này so với năng lượng tái tạo. Trích dẫn lời của Tom Werner, CEO của SunPower, ông phát biểu rằng “Thật không công bằng khi đem so sánh nhà máy điện mặt trời đầu tiên với nhà máy than có hàng trăm, hàng ngàn năm tuổi”. Điều này rất đúng, bởi vì tính khác nhau về quy mô cho lợi thế kinh tế khác nhau, sản lượng càng lớn, giá trung bình càng giảm. Hơn thế nữa, những sản phẩm mới thường đòi hỏi sự đầu tư cho cải tiến công nghệ, phát triển chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng sản xuất…Một minh chứng cho tính trưởng thành về mặt thị trường là điện mặt trời, trong những năm trở lại đây, nhờ sự cải tiến về công nghệ cũng như hỗ trợ chính sách mà giá thành điện mặt trời đã giảm một cách rõ rệt.
Tóm lại, năng lượng tái tạo có những lợi thế tiềm năng to lớn so với nhiên liệu hóa thạch và rõ ràng là nó rẻ hơn các nhiên liệu hóa thạch nếu chúng ta so sánh dựa trên đầy đủ các yếu tố kinh tế của chúng. Do đó, chính sách đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ trong việc đánh giá chúng một cách công bằng hơn, mà còn minh bạch hơn nữa.
Có bốn yếu tố chính cần được xem xét trước khi đưa ra kết luận, cái nào rẻ hơn cái nào, đó là: chi phí đầu tư, nguồn tài nguyên, trợ cấp chính phủ, và yếu tố trưởng thành của thị trường cho các loại năng lượng đó.
Đầu tiên, xét về chi phí đầu tư, nhiên liệu hóa thạch có thể rẻ hơn năng lượng tái tạo, nhưng về lâu dài, chi phí này sẽ được bù đắp bởi nguồn “nhiên liệu miễn phí” của hệ thống năng lượng tái tạo và sự giảm phát thải khí nhà kính. Để so sánh một cách chính xác hơn, chi phí vòng đời, bao gồm cả từ chi phí đầu tư, chi phí vận hành, bảo dưỡng, và các chi phí ngoại lai khác cần phải được tính đến. Thêm vào đó, chi phí về mặt thời gian cũng là một yếu tố quan trọng cần được xem xét. Ví dụ, 1 trang trại gió chỉ cần từ 1-2 năm để lên kế hoạch, xin cấp phép và xây dựng, trong khi một nhà máy điện hạt nhân với những thủ tục tương tự, phải mất tới 8-10 năm. Tất cả những yếu tố có ý nghĩa kinh tế này chỉ ra một điều rõ ràng rằng nhiên liệu hóa thạch không hề rẻ hơn năng lượng tái tạo.
Một nhà máy điện hạt nhân ở Pháp
Thứ hai, nói về nguồn tài nguyên, nhiên liệu hóa thạch ngày càng trở nên khan hiếm, khó phát hiện và khó khai thác. Điều này rõ ràng dẫn tới sự tăng giá tất yếu của các nguồn nhiên liệu hóa thạch, trong khi với năng lượng tái tạo thì người ta lại không phải mất chi phí cho các nguồn nhiên liệu đầu vào, ví dụ các nguồn gió hay ánh sáng mặt trời. Thậm chí, nhiều nhà máy điện sử dụng các nguồn nhiêu liệu hóa thạch đều cần dùng đến nước (làm mát cho nhà máy điện nguyên tử, sản xuất hơi cho nhà máy nhiệt điện…), trong khi các nhà máy điện năng lượng tái tạo như điện gió hay điện mặt trời lại không cần dùng tới nước. Việc sử dụng nước kể trên gây nên áp lực ngày càng lớn, và làm đe dọa cuộc sống của nhiều người đang sống tại các khu vực thiếu nước trầm trọng.
Công viên điện mặt trời Solon ở Gut Erlasee, Đức
Thứ ba, như nhiều người đã biết, nhiên liệu hóa thạch từ trước tới nay vẫn nhận được những khoản trợ giá khổng lồ từ chính phủ. Lấy một ví dụ, chính phủ Mỹ hàng năm bỏ ra 58 tỷ Mỹ kim để trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch (41 tỷ $ cho dầu khí, 8 tỷ cho than, 9 tỷ cho điện hạt nhân), trong khi, chỉ có chưa tới 1/5 là được chi cho năng lượng tái tạo [1]. Tuy nhiên, những nguồn tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch này lại thường được che đậy hoặc ẩn giấu, dưới các dạng hỗ trợ nghiên cứu phát triển, vốn vay đảm bảo, xử lý chất thải (trong trường hợp điện hạt nhân).
Thứ tư, sự trưởng thành của thị trường nhiên liệu hóa thạch là một lợi thế lớn cho loại năng lượng này so với năng lượng tái tạo. Trích dẫn lời của Tom Werner, CEO của SunPower, ông phát biểu rằng “Thật không công bằng khi đem so sánh nhà máy điện mặt trời đầu tiên với nhà máy than có hàng trăm, hàng ngàn năm tuổi”. Điều này rất đúng, bởi vì tính khác nhau về quy mô cho lợi thế kinh tế khác nhau, sản lượng càng lớn, giá trung bình càng giảm. Hơn thế nữa, những sản phẩm mới thường đòi hỏi sự đầu tư cho cải tiến công nghệ, phát triển chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng sản xuất…Một minh chứng cho tính trưởng thành về mặt thị trường là điện mặt trời, trong những năm trở lại đây, nhờ sự cải tiến về công nghệ cũng như hỗ trợ chính sách mà giá thành điện mặt trời đã giảm một cách rõ rệt.
Tóm lại, năng lượng tái tạo có những lợi thế tiềm năng to lớn so với nhiên liệu hóa thạch và rõ ràng là nó rẻ hơn các nhiên liệu hóa thạch nếu chúng ta so sánh dựa trên đầy đủ các yếu tố kinh tế của chúng. Do đó, chính sách đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ trong việc đánh giá chúng một cách công bằng hơn, mà còn minh bạch hơn nữa.
Thúy Hằng