Ánh sáng xanh cho đồng bào nghèo
Thứ sáu, 26/08/2011 - 10:13
Chương trình "Ánh sáng xanh cho cộng đồng" do Đoàn thanh niên Đài Truyền hình Việt Nam áp dụng trong Hè tình nguyện 2011 tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đang nhận được sự ủng hộ rất lớn của bà con nơi vùng cao Tây Bắc.
Chỉ cần một chai nước khoảng 1,5 lít đặt trên mái nhà có thể cung cấp đủ ánh sáng tương đương với bóng đèn 60W.
Chai năng lượng mặt trời: một ý tưởng làm đèn cực kỳ rẻ tiền
Chương trình "Ánh sáng xanh cho cộng đồng" do Đoàn thanh niên Đài Truyền hình Việt Nam áp dụng trong Hè tình nguyện 2011 tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đang nhận được sự ủng hộ rất lớn của bà con nơi vùng cao Tây Bắc.
"Một lít ánh sáng, chiếu sáng cả nhà"
Chương trình khởi nguồn từ dự án công nghệ "Một lít ánh sáng, chiếu sáng cả nhà" đang được triển khai rộng rãi và hiệu quả tại đất nước Philippines nhằm tận dụng năng lượng mặt trời vào phục vụ chiếu sáng lúc ban ngày cho những hộ gia đình nghèo tại các khu nhà ổ chuột hoặc thu nhập thấp trong các thành phố.
Chỉ với một chai nhựa to trong suốt (có thể như chai Coca Cola to) được đổ đầy 1,5 lít nước tinh khiết kèm theo 10ml dung dịch hóa chất Clorin, sau đó gắn trên mái nhà. 1/3 chiếc chai nhựa ở phía trên mái nhà, phần còn lại nằm phía dưới, ánh sáng mặt trời sẽ được hội tụ, rồi khuếch tán 360 độ và tỏa sáng căn nhà. Ánh sáng được phát ra từ chai nước này khi mặt trời chiếu sáng nhất có thể tương đương với bóng đèn 60W. Nhờ vậy, nhiều hộ dân ở đây sẽ không phải dùng đến điện mà vẫn có ánh sáng thắp lên trong những căn nhà.
Sau khi xem bản tin quốc tế trong chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt Nam, Đoàn thanh niên Đài nhanh chóng liên hệ và xin phép chuyển giao công nghệ với phía triển khai dự án của Philippines. Hè tình nguyện 2011, họ đã phối hợp với huyện đoàn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang thử nghiệm thành công tại các căn nhà của xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc.
"Không còn lo trả tiền điện nữa rồi"...
Cũng như nhiều gia đình khác, ngôi nhà của ông Lầu Nỏ Sèo ở xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chỉ mở một cánh cửa chính, các gian phòng khác đều trong tình trạng tối tăm và ẩm thấp.
Hôm nay lại khác, chỉ sau 30 phút nhờ vào chai nước 1,5 lít được các đoàn viên thanh niên Đài truyền hình Việt Nam lắp đặt trên mái nhà, gian phòng đã đầy đủ ánh sáng. Đã gần 5 giờ chiếu nhưng ánh sáng tỏa ra từ chai nước vẫn đủ soi rõ căn phòng. Đây cũng là ngôi nhà đầu tiên áp dụng công nghệ xanh này tại Việt Nam.
Ông Lầu Nỏ Sèo cho biết: "Hiệu quả rất tốt và có ánh sáng trong nhà rồi. Cái này không tốn điện, mà dùng điện quốc gia thì tốn tiền".
Việc lắp đặt và triển khai dự án "Ánh sáng xanh cho cộng đồng" do Đoàn Thanh niên Đài truyền hình Việt Nam thực hiện rất dễ dàng, nếu như có đầy đủ dụng cụ thì chỉ mất khoảng 15 đến 20 phút, hầu như không tốn chi phí nhưng mang lại hiệu quả cao vì một chai ánh sáng như thế này chỉ tốn hơn 10.000 đồng tiền nguyên vật liệu. Không chỉ góp phần cải thiện điều kiện sống cho người dân mà còn giúp họ tiết kiệm một khoản chi tiêu cho các hộ gia đình nghèo. Ông Đỗ Viết Thành- Chủ tịch UBND xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc- Hà Giang khẳng định "Lũng Pù là một xã miền núi hoàn toàn chỉ có các gia đình người Mông sinh sống, nhà cửa của bà con vẫn còn rất lụp xụp và tối. Rất nhiều xóm của chúng tôi vẫn chưa có điện, vì vậy thông qua chương trình này, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng ra cho bà con toàn huyện".
Sau khi lắp đặt thành công những chai "ánh sáng" này cho những hộ gia đình nghèo của xã Lũng Pù, bản thân những đoàn viên, cán bộ Đoàn của Đoàn Thanh niên Đài THVN cũng rất bất ngờ bởi vì họ mới được chuyển giao tài liệu, công nghệ từ phía Philippines chứ chưa chính thức thử nghiệm. Do đó, lúc nhìn thấy ánh sáng bắt đầu tỏa sáng từ phía mái nhà khi chiếc chai nhựa được lắp đặt chính xác, ai cũng vui.
Anh Vũ Anh Phong- Ủy viên BCH TW Đoàn- Bí thư Đoàn thanh niên Đài THVN cho biết "Tôi thấy chương trình tình nguyện này đã phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm của tuổi trẻ rất cao mà giá trị kinh tế lại không phải tốn nhiều, có thể mang lại lợi ích cho người dân, trước hết là ở khu vực miền núi phía Bắc. Chúng tôi hạnh phúc khi làm được điều gì đó cho cộng đồng, cho đồng bào các vùng dân tộc và miền núi".
Sau khi triển khai thành công tại Mèo Vạc- Hà Giang, đã có rất nhiều huyện, xã tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đã liên hệ với Đoàn Thanh niên Đài THVN và Huyện đoàn Mèo Vạc để chuyển giao công nghệ, triển khai rộng rãi tại địa phương mình đem ánh sáng đến với những vùng quê còn nghèo khó.
"Một lít ánh sáng, chiếu sáng cả nhà"
Chương trình khởi nguồn từ dự án công nghệ "Một lít ánh sáng, chiếu sáng cả nhà" đang được triển khai rộng rãi và hiệu quả tại đất nước Philippines nhằm tận dụng năng lượng mặt trời vào phục vụ chiếu sáng lúc ban ngày cho những hộ gia đình nghèo tại các khu nhà ổ chuột hoặc thu nhập thấp trong các thành phố.
Chỉ với một chai nhựa to trong suốt (có thể như chai Coca Cola to) được đổ đầy 1,5 lít nước tinh khiết kèm theo 10ml dung dịch hóa chất Clorin, sau đó gắn trên mái nhà. 1/3 chiếc chai nhựa ở phía trên mái nhà, phần còn lại nằm phía dưới, ánh sáng mặt trời sẽ được hội tụ, rồi khuếch tán 360 độ và tỏa sáng căn nhà. Ánh sáng được phát ra từ chai nước này khi mặt trời chiếu sáng nhất có thể tương đương với bóng đèn 60W. Nhờ vậy, nhiều hộ dân ở đây sẽ không phải dùng đến điện mà vẫn có ánh sáng thắp lên trong những căn nhà.
Sau khi xem bản tin quốc tế trong chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt Nam, Đoàn thanh niên Đài nhanh chóng liên hệ và xin phép chuyển giao công nghệ với phía triển khai dự án của Philippines. Hè tình nguyện 2011, họ đã phối hợp với huyện đoàn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang thử nghiệm thành công tại các căn nhà của xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc.
"Không còn lo trả tiền điện nữa rồi"...
Cũng như nhiều gia đình khác, ngôi nhà của ông Lầu Nỏ Sèo ở xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang chỉ mở một cánh cửa chính, các gian phòng khác đều trong tình trạng tối tăm và ẩm thấp.
Hôm nay lại khác, chỉ sau 30 phút nhờ vào chai nước 1,5 lít được các đoàn viên thanh niên Đài truyền hình Việt Nam lắp đặt trên mái nhà, gian phòng đã đầy đủ ánh sáng. Đã gần 5 giờ chiếu nhưng ánh sáng tỏa ra từ chai nước vẫn đủ soi rõ căn phòng. Đây cũng là ngôi nhà đầu tiên áp dụng công nghệ xanh này tại Việt Nam.
Ông Lầu Nỏ Sèo cho biết: "Hiệu quả rất tốt và có ánh sáng trong nhà rồi. Cái này không tốn điện, mà dùng điện quốc gia thì tốn tiền".
Việc lắp đặt và triển khai dự án "Ánh sáng xanh cho cộng đồng" do Đoàn Thanh niên Đài truyền hình Việt Nam thực hiện rất dễ dàng, nếu như có đầy đủ dụng cụ thì chỉ mất khoảng 15 đến 20 phút, hầu như không tốn chi phí nhưng mang lại hiệu quả cao vì một chai ánh sáng như thế này chỉ tốn hơn 10.000 đồng tiền nguyên vật liệu. Không chỉ góp phần cải thiện điều kiện sống cho người dân mà còn giúp họ tiết kiệm một khoản chi tiêu cho các hộ gia đình nghèo. Ông Đỗ Viết Thành- Chủ tịch UBND xã Lũng Pù, huyện Mèo Vạc- Hà Giang khẳng định "Lũng Pù là một xã miền núi hoàn toàn chỉ có các gia đình người Mông sinh sống, nhà cửa của bà con vẫn còn rất lụp xụp và tối. Rất nhiều xóm của chúng tôi vẫn chưa có điện, vì vậy thông qua chương trình này, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng ra cho bà con toàn huyện".
Sau khi lắp đặt thành công những chai "ánh sáng" này cho những hộ gia đình nghèo của xã Lũng Pù, bản thân những đoàn viên, cán bộ Đoàn của Đoàn Thanh niên Đài THVN cũng rất bất ngờ bởi vì họ mới được chuyển giao tài liệu, công nghệ từ phía Philippines chứ chưa chính thức thử nghiệm. Do đó, lúc nhìn thấy ánh sáng bắt đầu tỏa sáng từ phía mái nhà khi chiếc chai nhựa được lắp đặt chính xác, ai cũng vui.
Anh Vũ Anh Phong- Ủy viên BCH TW Đoàn- Bí thư Đoàn thanh niên Đài THVN cho biết "Tôi thấy chương trình tình nguyện này đã phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm của tuổi trẻ rất cao mà giá trị kinh tế lại không phải tốn nhiều, có thể mang lại lợi ích cho người dân, trước hết là ở khu vực miền núi phía Bắc. Chúng tôi hạnh phúc khi làm được điều gì đó cho cộng đồng, cho đồng bào các vùng dân tộc và miền núi".
Sau khi triển khai thành công tại Mèo Vạc- Hà Giang, đã có rất nhiều huyện, xã tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đã liên hệ với Đoàn Thanh niên Đài THVN và Huyện đoàn Mèo Vạc để chuyển giao công nghệ, triển khai rộng rãi tại địa phương mình đem ánh sáng đến với những vùng quê còn nghèo khó.
Theo Tuổi trẻ Thủ đô