Liệu Tokyo có thể phát triển mà không có năng lượng hạt nhân?
Thứ bảy, 27/08/2011 - 18:40
Thành phố Tokyo đã một lần nữa quyết định kết hợp triển khai công nghệ tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo trong báo cáo mới nhất mang tên: “ Tokyo: Đề án tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo”.
Thành phố Tokyo đã một lần nữa quyết định kết hợp triển khai công nghệ tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo trong báo cáo mới nhất mang tên: “ Tokyo: Đề án tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo”.
Thành phố đã triển khai việc nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật trên phạm vi rông. Kế hoạch ban đầu đề ra bao gồm cả bản “Đề án tiết kiệm năng lượng năm 2007” được phác thảo trước đó. Kết quả tiết kiệm năng lượng nhờ dự án xây dựng tòa nhà hệ thống mới sẽ được thường xuyên được kiểm tra, đánh giá.
Bản đề án này của Tokyo được thiết kế nhằm cắt giảm mạnh mẽ nhu cầu năng lượng. Sau trận động đất tại Tohoku đầu năm 2011, trước nguy cơ của một cuộc khủng hoảng năng lượng, chính quyền thành phố Tokyo đã sửa đổi bản Đề án năm 2007. Một phần của bản đề án này bao gồm những biện pháp khẩn cấp để duy trì năng lượng được thực hiện trong tháng 5 năm 2011.
Nội dung sửa đổi có hai điểm chính quan trọng. Một là triển khai và/hoặc mở rộng trang thiết bị tiết kiệm năng lượng, có hiệu suất cao. Hai là triển khai và/hoặc mở rộng kết hợp công nghệ năng lượng tái tạo. Những chi tiết được nhấn mạnh gồm có việc lắp đặt các thiết bị như đèn LED và điều hòa nhiệt độ hiệu suất cao hơn. Liên quan tới năng lượng gió và năng lượng mặt trời, việc triển khai công nghệ ở mức 3 với tỷ lệ cao hơn đã được đề cập. Tuy nhiên, bản đề án chưa làm rõ những kế hoạch cụ thể và chi tiết.
Tính toán kết quả sơ bộ có vẻ rất khả quan. Người ta dự định sẽ cắt giảm khoảng 30% nhu cầu năng lượng và lượng khí thải CO2 của tòa nhà văn phòng chính phủ ở Tokyo rộng gần 3000 m2. Những tòa nhà văn phòng khác của thành phố dự kiến sẽ có thể cắt giảm lượng năng lượng tiêu thụ xấp xỉ 60%.
Trong thảm họa động đất ở Tohoku, trung tâm kinh doanh của Tokyo là một trong số ít những địa điểm gần khu vực động đất mà không phải chịu cảnh mất điện luân phiên- tình trạng xảy ra với hầu hết các nơi còn lại trong khu vực. Việc cắt giảm năng lượng tại trung tâm thành phố sẽ là một ví dụ điển hình cho phần còn lại – nếu bản kế hoạch có thể được triển khai.
Thành phố đã triển khai việc nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật trên phạm vi rông. Kế hoạch ban đầu đề ra bao gồm cả bản “Đề án tiết kiệm năng lượng năm 2007” được phác thảo trước đó. Kết quả tiết kiệm năng lượng nhờ dự án xây dựng tòa nhà hệ thống mới sẽ được thường xuyên được kiểm tra, đánh giá.
Bản đề án này của Tokyo được thiết kế nhằm cắt giảm mạnh mẽ nhu cầu năng lượng. Sau trận động đất tại Tohoku đầu năm 2011, trước nguy cơ của một cuộc khủng hoảng năng lượng, chính quyền thành phố Tokyo đã sửa đổi bản Đề án năm 2007. Một phần của bản đề án này bao gồm những biện pháp khẩn cấp để duy trì năng lượng được thực hiện trong tháng 5 năm 2011.
Nội dung sửa đổi có hai điểm chính quan trọng. Một là triển khai và/hoặc mở rộng trang thiết bị tiết kiệm năng lượng, có hiệu suất cao. Hai là triển khai và/hoặc mở rộng kết hợp công nghệ năng lượng tái tạo. Những chi tiết được nhấn mạnh gồm có việc lắp đặt các thiết bị như đèn LED và điều hòa nhiệt độ hiệu suất cao hơn. Liên quan tới năng lượng gió và năng lượng mặt trời, việc triển khai công nghệ ở mức 3 với tỷ lệ cao hơn đã được đề cập. Tuy nhiên, bản đề án chưa làm rõ những kế hoạch cụ thể và chi tiết.
Tính toán kết quả sơ bộ có vẻ rất khả quan. Người ta dự định sẽ cắt giảm khoảng 30% nhu cầu năng lượng và lượng khí thải CO2 của tòa nhà văn phòng chính phủ ở Tokyo rộng gần 3000 m2. Những tòa nhà văn phòng khác của thành phố dự kiến sẽ có thể cắt giảm lượng năng lượng tiêu thụ xấp xỉ 60%.
Trong thảm họa động đất ở Tohoku, trung tâm kinh doanh của Tokyo là một trong số ít những địa điểm gần khu vực động đất mà không phải chịu cảnh mất điện luân phiên- tình trạng xảy ra với hầu hết các nơi còn lại trong khu vực. Việc cắt giảm năng lượng tại trung tâm thành phố sẽ là một ví dụ điển hình cho phần còn lại – nếu bản kế hoạch có thể được triển khai.
Kim Anh (theo CleanTechnica)