Việt Nam hướng đến năng lượng nguyên tử
Thứ hai, 22/08/2011 - 13:25
Theo báo cáo của Bộ Công thương, nhu cầu điện sản xuất ở Việt Nam đến năm 2020 vào khoảng 294 tỷ kWh, đến năm 2030 khoảng 562 tỷ kWh
Sáng 18-8, tại TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), Hội Năng lượng và Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam phối hợp với tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị khoa học về công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ IX. Tham gia có hơn 300 nhà khoa học đến từ các tổ chức, tập đoàn năng lượng trong và ngoài nước.
Theo báo cáo của Bộ Công thương, nhu cầu điện sản xuất ở Việt Nam đến năm 2020 vào khoảng 294 tỷ kWh, đến năm 2030 khoảng 562 tỷ kWh. Trong khi đó, khả năng cung cấp nhiên liệu từ các nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện năng chỉ đáp ứng được khoảng 230 tỷ kWh vào năm 2020 và 293 tỷ kWh vào năm 2030. Vì vậy, việc phát triển điện hạt nhân (ĐHN) được các quốc gia trên thế giới rất quan tâm.
Dự án nhà máy ĐHN đầu tiên do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư sẽ gồm 2 nhà máy đặt tại tỉnh Ninh Thuận, mỗi nhà máy có công suất 2.000 MW, với 2 tổ máy. Dự kiến, đến năm 2020, tổ máy đầu tiên được đưa vào vận hành sẽ cung cấp khoảng 1% tổng lượng điện tiêu thụ trong cả nước. Đến khi hoàn thành toàn bộ, 2 nhà máy này sẽ cung cấp lượng điện tăng dần, từ 6% tổng lượng điện cả nước vào năm 2030 lên 20% và 25% vào năm 2050.
Theo PGS-TS Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia, với việc triển khai xây dựng 2 nhà máy ĐHN tại Ninh Thuận trong thời gian tới, đó vừa là cơ hội, vừa đặt ra những thách thức lớn cho chúng ta. Sau sự cố tại nhà máy ĐHN tại Nhật Bản, chúng ta cần rút ra những bài học để xây dựng các nhà máy ĐHN tại nước ta. Tuy nhiên, không nên lo lắng nhiều, qua khảo sát ban đầu, vị trí hai nhà máy này không nằm trên đường đứt gãy.
Theo báo cáo của Bộ Công thương, nhu cầu điện sản xuất ở Việt Nam đến năm 2020 vào khoảng 294 tỷ kWh, đến năm 2030 khoảng 562 tỷ kWh. Trong khi đó, khả năng cung cấp nhiên liệu từ các nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện năng chỉ đáp ứng được khoảng 230 tỷ kWh vào năm 2020 và 293 tỷ kWh vào năm 2030. Vì vậy, việc phát triển điện hạt nhân (ĐHN) được các quốc gia trên thế giới rất quan tâm.
Dự án nhà máy ĐHN đầu tiên do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư sẽ gồm 2 nhà máy đặt tại tỉnh Ninh Thuận, mỗi nhà máy có công suất 2.000 MW, với 2 tổ máy. Dự kiến, đến năm 2020, tổ máy đầu tiên được đưa vào vận hành sẽ cung cấp khoảng 1% tổng lượng điện tiêu thụ trong cả nước. Đến khi hoàn thành toàn bộ, 2 nhà máy này sẽ cung cấp lượng điện tăng dần, từ 6% tổng lượng điện cả nước vào năm 2030 lên 20% và 25% vào năm 2050.
Theo PGS-TS Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia, với việc triển khai xây dựng 2 nhà máy ĐHN tại Ninh Thuận trong thời gian tới, đó vừa là cơ hội, vừa đặt ra những thách thức lớn cho chúng ta. Sau sự cố tại nhà máy ĐHN tại Nhật Bản, chúng ta cần rút ra những bài học để xây dựng các nhà máy ĐHN tại nước ta. Tuy nhiên, không nên lo lắng nhiều, qua khảo sát ban đầu, vị trí hai nhà máy này không nằm trên đường đứt gãy.
Theo SGGP