Nhiều cơ hội trong khai thác lợi ích kinh tế từ trấu
Thứ tư, 21/09/2011 - 11:45
Trấu là nguồn năng lượng tái tạo nhưng chưa được khai thác đúng mức phục vụ cho sản xuất điện.
Hiện nay, mỗi năm sản lượng trấu thải ra từ công nghiệp xay xát của cả nước khoảng 7,5 triệu tấn nhưng mới chỉ có khoảng 3 triệu tấn được sử dụng. Trấu chưa được dùng để sản xuất điện mà mới chỉ dùng làm thức ăn gia súc, sản xuất phân bón và làm chất đốt ở nông thôn.
Khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại 108 nhà máy xay xát lúa thuộc TP. Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng cho thấy, có khoảng 50% trấu tại các nhà máy xay xát được bán làm chất đốt trong dân dụng và làm phân bón. Trấu là nguồn năng lượng tái tạo nhưng chưa được khai thác đúng mức phục vụ cho sản xuất điện.
Theo thống kê, mỗi một tấn vỏ trấu sản sinh ra năng lượng tương đương với 378 lít dầu hỏa hoặc 415 lít xăng, dễ dàng cung cấp đủ nhiên liệu cho một hộ gia đình ở Việt Nam trong một năm. Lượng khí đó cũng có thể sử dụng cho các hoạt động thương mại lớn hơn như rang, sấy hạt cà phê, sơ chế mì ăn liền, sấy chè, nung gốm,… Bên cạnh đó, với tiềm năng to lớn về năng lượng sinh khối của Việt Nam, việc chuẩn bị nguyên liệu (nén viên, cuộn, phơi khô,…) để khai thác cũng có thể trở thành ngành công nghiệp phụ trợ, tạo thêm công ăn việc làm cho các địa phương, làng nghề. Riêng vùng ĐBSCL, Th.S Nguyễn Văn Xuân - Trung tâm Năng lượng và máy công nghiệp Đại học Nông Lâm TP.HCM cho biết, trung bình mỗi năm ĐBSCL có thể cung cấp khoảng 6,5 triệu tấn trấu và 21,5 triệu tấn rơm rạ. Nếu sử dụng triệt để nguồn nguyên liệu sinh khối này, năng lượng điện có thể đạt 336 TJ (T=tera=1012) so với 190 TJ điện cả nước.
Bên cạnh đó, theo ông Trương Đình Hải - Giám đốc Công ty Cổ phần nhiệt điện Đình Hải cho biết, tiềm năng năng lượng từ trấu tại vùng ĐBSCL là rất lớn. Việc sử dụng một nhà máy đồng phát nhiệt điện đốt trấu ngoài sản xuất điện còn cung cấp hơi cho các quá trình công nghiệp như sấy lúa tươi sẽ làm tăng chất lượng và giá trị hạt gạo của Việt Nam tạo sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Hiện nay ở khu vực ĐBSCL có khoảng hơn 10 dự án điện trấu dự kiến sẽ xây dựng nhà máy. Tại An Giang, UBND tỉnh đã chấp thuận hai dự án, một đặt tại khu công nghiệp Hòa An, huyện Chợ Mới, diện tích 18ha, công suất 10 MW, tổng vốn đầu tư trên 10 triệu USD, một tại xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, vốn đầu tư khoảng 15 triệu USD, công suất 10 MW. Tại Đồng Tháp, Công ty Cổ phần điện Duy Phát cũng đang rục rịch khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt trấu tại ấp Bình Hiệp B, huyện Lấp Vò, tổng vốn 296 tỷ đồng, công suất thiết kế 10 MW… Hiện nay nhà máy nhiệt điện đốt trấu tại KCN Trà Nóc 2 TP. Cần Thơ do Công ty Cổ phần Nhiệt điện Đình Hải đầu tư, đã hoàn thành và đưa vào hoạt động giai đoạn 1 với công suất 20 tấn hơi/giờ.
Ngoài tiềm năng về điện trấu. Việt Nam có nhiều cơ hội trong khai thác lợi ích kinh tế từ trấu thông qua việc xuất khẩu những sản phẩm làm từ trấu như củi trấu. Ông Joachim Wegner - DN Đức, cho biết, hiện nay nhu cầu nhập khẩu củi trấu từ các DN Đức và một số nước châu Âu là khá lớn và những DN này đang tích cực tìm hiểu thị trường củi trấu tại Việt Nam. Một số vấn đề các DN Đức đang quan tâm đó là chất lượng củi trấu và cước phí vận tải. Nếu đáp ứng tốt hai điều kiện này, cơ hội để các DN đang kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu củi trấu nắm bắt và thu thêm nguồn ngoại tệ là không nhỏ.
Khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại 108 nhà máy xay xát lúa thuộc TP. Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng cho thấy, có khoảng 50% trấu tại các nhà máy xay xát được bán làm chất đốt trong dân dụng và làm phân bón. Trấu là nguồn năng lượng tái tạo nhưng chưa được khai thác đúng mức phục vụ cho sản xuất điện.
Theo thống kê, mỗi một tấn vỏ trấu sản sinh ra năng lượng tương đương với 378 lít dầu hỏa hoặc 415 lít xăng, dễ dàng cung cấp đủ nhiên liệu cho một hộ gia đình ở Việt Nam trong một năm. Lượng khí đó cũng có thể sử dụng cho các hoạt động thương mại lớn hơn như rang, sấy hạt cà phê, sơ chế mì ăn liền, sấy chè, nung gốm,… Bên cạnh đó, với tiềm năng to lớn về năng lượng sinh khối của Việt Nam, việc chuẩn bị nguyên liệu (nén viên, cuộn, phơi khô,…) để khai thác cũng có thể trở thành ngành công nghiệp phụ trợ, tạo thêm công ăn việc làm cho các địa phương, làng nghề. Riêng vùng ĐBSCL, Th.S Nguyễn Văn Xuân - Trung tâm Năng lượng và máy công nghiệp Đại học Nông Lâm TP.HCM cho biết, trung bình mỗi năm ĐBSCL có thể cung cấp khoảng 6,5 triệu tấn trấu và 21,5 triệu tấn rơm rạ. Nếu sử dụng triệt để nguồn nguyên liệu sinh khối này, năng lượng điện có thể đạt 336 TJ (T=tera=1012) so với 190 TJ điện cả nước.
Bên cạnh đó, theo ông Trương Đình Hải - Giám đốc Công ty Cổ phần nhiệt điện Đình Hải cho biết, tiềm năng năng lượng từ trấu tại vùng ĐBSCL là rất lớn. Việc sử dụng một nhà máy đồng phát nhiệt điện đốt trấu ngoài sản xuất điện còn cung cấp hơi cho các quá trình công nghiệp như sấy lúa tươi sẽ làm tăng chất lượng và giá trị hạt gạo của Việt Nam tạo sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Hiện nay ở khu vực ĐBSCL có khoảng hơn 10 dự án điện trấu dự kiến sẽ xây dựng nhà máy. Tại An Giang, UBND tỉnh đã chấp thuận hai dự án, một đặt tại khu công nghiệp Hòa An, huyện Chợ Mới, diện tích 18ha, công suất 10 MW, tổng vốn đầu tư trên 10 triệu USD, một tại xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, vốn đầu tư khoảng 15 triệu USD, công suất 10 MW. Tại Đồng Tháp, Công ty Cổ phần điện Duy Phát cũng đang rục rịch khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt trấu tại ấp Bình Hiệp B, huyện Lấp Vò, tổng vốn 296 tỷ đồng, công suất thiết kế 10 MW… Hiện nay nhà máy nhiệt điện đốt trấu tại KCN Trà Nóc 2 TP. Cần Thơ do Công ty Cổ phần Nhiệt điện Đình Hải đầu tư, đã hoàn thành và đưa vào hoạt động giai đoạn 1 với công suất 20 tấn hơi/giờ.
Ngoài tiềm năng về điện trấu. Việt Nam có nhiều cơ hội trong khai thác lợi ích kinh tế từ trấu thông qua việc xuất khẩu những sản phẩm làm từ trấu như củi trấu. Ông Joachim Wegner - DN Đức, cho biết, hiện nay nhu cầu nhập khẩu củi trấu từ các DN Đức và một số nước châu Âu là khá lớn và những DN này đang tích cực tìm hiểu thị trường củi trấu tại Việt Nam. Một số vấn đề các DN Đức đang quan tâm đó là chất lượng củi trấu và cước phí vận tải. Nếu đáp ứng tốt hai điều kiện này, cơ hội để các DN đang kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu củi trấu nắm bắt và thu thêm nguồn ngoại tệ là không nhỏ.
Theo VEN