Triển khai nhiều dự án khí sinh học trong chăn nuôi
Thứ sáu, 14/10/2011 - 14:00
Việt Nam hiện có khoảng 8,5 triệu hộ chăn nuôi và khoảng 21 nghìn trang trại quy mô vừa và lớn. Chất thài từ chăn nuôi chính là nguồn năng lượng lớn góp phần thay đổi cuộc sống nông thôn.
Ngày 10/10, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức Hội thảo đánh giá hiệu quả của các dự án phát triển Khí sinh học.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 8,5 triệu hộ chăn nuôi và khoảng 21 nghìn trang trại quy mô vừa và lớn. Chăn nuôi phát triển đã dẫn đến nhiều vấn đề về môi trường do trên thực tế phần lớn lượng chất thải chăn nuôi không được xử lý.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra mục tiêu đến năm 2015 là 75% các hộ gia đình ở nông thôn có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh và 18.000 trang trại chăn nuôi có hệ thống quản lý chất thải.
Một trong những biện pháp nhằm đạt mục tiêu trên là ứng dụng công nghệ khí sinh học. Từ năm 1991 đến 2011, công nghệ khí sinh học ở nước ta đã phát triển nhanh chóng với sự hỗ trợ của Chính phủ và các đối tác quốc tế, cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi và vệ sinh nông thôn.
Hiện có 3 chương trình khí sinh học lớn đang được triển khai bằng các nguồn vốn ODA.
Dự án thứ nhất là “Dự án hỗ trợ chương trình KSH cho ngành chăn nuôi” triển khai từ năm 2003, mục tiêu thực hiện khoảng 167 nghìn công trình khí sinh học theo mô hình tiêu chuẩn KT ở 63 tỉnh. Tính đến tháng 7/2011, đã có 107 nghìn công trình khí sinh học loại KT được xây dựng ở 48 tỉnh từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB).
Dự án thứ hai về “An toàn thực phẩm và cạnh tranh trong chăn nuôi (LIFSAP)” cũng triển khai một hợp phần khí sinh học quy mô hộ gia đình ở 12 tỉnh.
Từ năm 2010, ADB đã hỗ trợ Dự án nâng cao chất lượng và an toàn cho các sản phẩm nông nghiệp và phát triển khí sinh học (dự án QSEAP) triển khai tại 16 tỉnh, thành trên cả nước, sẽ kết thúc vào tháng 6/2015. Đến nay, cả nước có 2 triệu bể khí sinh học đã được lắp đặt, trong đó bao gồm ít nhất 1 triệu bể khí sinh học kiểu túi nylon giá rẻ.
Dự án QSEAP sẽ được sáp nhập với giai đoạn 2 của “Dự án khoa học và công nghệ (AST)” dưới tên mới là “Dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP)”. Ý tưởng này được ADB đưa ra trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào tháng 3/2011 và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận vào tháng 8 vừa qua.
Dự án đề xuất này có 3 điểm nhấn chính. Thứ nhất, LCASP không tập trung vào các hệ thống khí sinh học quy mô hộ gia đình, mà tập trung vào giới thiệu các hệ thống khí sinh học chuyên nghiệp và hiện đại cho các trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn ở Việt Nam.
Thứ hai, các công trình khí sinh học chỉ được coi như một trong những vấn đề lồng ghép vào các hệ thống quản lý chất thải chăn nuôi toàn diện. Thứ ba, dự án đề xuất tập trung vào việc xây dựng năng lực ở các cấp nhằm tạo sự bền vững cho việc tự mở rộng mô hình.
Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ADB cùng với sự hỗ trợ của Ngân hàng Eximbank của Hàn Quốc và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tiếp tục dự án LCASP.
Một bể khí sinh học
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 8,5 triệu hộ chăn nuôi và khoảng 21 nghìn trang trại quy mô vừa và lớn. Chăn nuôi phát triển đã dẫn đến nhiều vấn đề về môi trường do trên thực tế phần lớn lượng chất thải chăn nuôi không được xử lý.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt ra mục tiêu đến năm 2015 là 75% các hộ gia đình ở nông thôn có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh và 18.000 trang trại chăn nuôi có hệ thống quản lý chất thải.
Một trong những biện pháp nhằm đạt mục tiêu trên là ứng dụng công nghệ khí sinh học. Từ năm 1991 đến 2011, công nghệ khí sinh học ở nước ta đã phát triển nhanh chóng với sự hỗ trợ của Chính phủ và các đối tác quốc tế, cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi và vệ sinh nông thôn.
Hiện có 3 chương trình khí sinh học lớn đang được triển khai bằng các nguồn vốn ODA.
Dự án thứ nhất là “Dự án hỗ trợ chương trình KSH cho ngành chăn nuôi” triển khai từ năm 2003, mục tiêu thực hiện khoảng 167 nghìn công trình khí sinh học theo mô hình tiêu chuẩn KT ở 63 tỉnh. Tính đến tháng 7/2011, đã có 107 nghìn công trình khí sinh học loại KT được xây dựng ở 48 tỉnh từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB).
Dự án thứ hai về “An toàn thực phẩm và cạnh tranh trong chăn nuôi (LIFSAP)” cũng triển khai một hợp phần khí sinh học quy mô hộ gia đình ở 12 tỉnh.
Từ năm 2010, ADB đã hỗ trợ Dự án nâng cao chất lượng và an toàn cho các sản phẩm nông nghiệp và phát triển khí sinh học (dự án QSEAP) triển khai tại 16 tỉnh, thành trên cả nước, sẽ kết thúc vào tháng 6/2015. Đến nay, cả nước có 2 triệu bể khí sinh học đã được lắp đặt, trong đó bao gồm ít nhất 1 triệu bể khí sinh học kiểu túi nylon giá rẻ.
Dự án QSEAP sẽ được sáp nhập với giai đoạn 2 của “Dự án khoa học và công nghệ (AST)” dưới tên mới là “Dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP)”. Ý tưởng này được ADB đưa ra trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào tháng 3/2011 và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận vào tháng 8 vừa qua.
Dự án đề xuất này có 3 điểm nhấn chính. Thứ nhất, LCASP không tập trung vào các hệ thống khí sinh học quy mô hộ gia đình, mà tập trung vào giới thiệu các hệ thống khí sinh học chuyên nghiệp và hiện đại cho các trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn ở Việt Nam.
Thứ hai, các công trình khí sinh học chỉ được coi như một trong những vấn đề lồng ghép vào các hệ thống quản lý chất thải chăn nuôi toàn diện. Thứ ba, dự án đề xuất tập trung vào việc xây dựng năng lực ở các cấp nhằm tạo sự bền vững cho việc tự mở rộng mô hình.
Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ADB cùng với sự hỗ trợ của Ngân hàng Eximbank của Hàn Quốc và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tiếp tục dự án LCASP.
Thúy Hằng