Bốn lợi ích từ công nghệ khí sinh học
Thứ năm, 20/10/2011 - 11:58
Công nghệ khí sinh học thực sự đã mang lại rất nhiều lợi ích: giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tạo ra được nguồn năng lượng sạch thay thế các chất đốt truyền thống; góp phần giảm thải hiệu ứng nhà kính gây nên biến đổi khí hậu..
Với sự hỗ trợ không ngừng của Chính phủ và các đối tác quốc tế, cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi và vệ sinh nông thôn công nghệ khí sinh học đã phát triển nhanh chóng. Theo đánh giá của Phó cục trưởng Cục chăn nuôi (PCT), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Thanh Sơn, thì công nghệ khí sinh học thực sự đã mang lại rất nhiều lợi ích: giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tạo ra được nguồn năng lượng sạch thay thế các chất đốt truyền thống; góp phần giảm thải hiệu ứng nhà kính gây nên biến đổi khí hậu...
Phó cục trưởng có thể đánh giá về việc thực hiện chương trình phát triển khí sinh học ở nước ta hiện nay?
Thực tế, chương trình khí sinh học ở nước ta cũng bắt đầu từ khá lâu. Tuy nhiên, mới chỉ 10 năm trở lại đây thì chương trình Biogas mới phát triển mạnh mẽ, ước tính cho đến nay trên phạm vi toàn quốc, chúng ta xây dựng được khoảng gần 1 triệu công trình Biogas các loại, từ loại công trình bằng túi ni lông cho đến xây bằng gạch, bằng bê tông và gần đây là bằng composite. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu về phát triển công trình khí sinh học hiện nay đang rất lớn. Với hơn 8 triệu hộ chăn nuôi, chúng tôi ước tính có hơn nửa tổng số hộ này có nhu cầu xây dựng công trình khí Biogas. Và như vậy, chúng ta có 4 triệu công trình Biogas cần phải xây dựng trong thời gian sắp tới.
Số vốn đầu tư cho xây dựng công trình khí sinh học theo tiêu chuẩn không phải nhỏ. Điều này vượt quá khả năng của nhiều hộ nông dân. Đây có thể là rào cản để thực hiện chương trình phát triển dự án khí sinh học trong chăn nuôi. Quan điểm của Phó cục trưởng về vấn đề này như thế nào?
Đúng như vậy. Hiện nay, nhu cầu xây dựng Biogas là rất lớn. Như chúng ta đã biết, khí sinh học mang lại rất nhiều lợi ích. Lợi ích thứ nhất là giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua xử lý chất thải chăn nuôi. Thứ hai, là mang lại nguồn năng lượng sạch thay thế các chất đốt truyền thống như củi, rơm, rạ. Thứ ba là, giải phóng sức lao động cho người phụ nữ, không phải mất nhiều công sức cho chuyện bếp núc vất vả. Và điều quan trọng thứ tư là chúng ta đã góp phần giảm thải hiệu ứng nhà kính gây nên biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhu cầu thì lớn như vậy, nhưng khả năng xây dựng công trình khí sinh học rất là khó khăn bởi hầu hết các hộ gia đình hiện nay thiếu vốn. Để xây dựng được công trình khí sinh học thì họ phải vay từ ngân hàng với lãi suất rất cao. Những năm gần đây, nhằm thúc đẩy chương trình khí sinh học triển khai hiệu quả, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm và đầu tư cho chương trình này thông qua các nguồn lực khác nhau, từ các nguồn vốn ODA không hoàn lại, vốn ODA hoàn lại và các chương trình khác như chương trình vệ sinh nước sạch nông thôn. Và trong khuôn khổ chương trình mà Chính phủ Việt Nam đang hướng tới vay của Ngân hàng Phát triển châu Á thì sẽ xây dựng các công trình khí sinh học quy mô hộ gia đình và các công trình khí sinh học quy mô vừa và lớn với số vốn ước tính khoảng trên 100 triệu USD để triển khai trong 5 năm tiếp theo. Đây là điều kiện thuận lợi để có thể triển khai chương trình khí sinh học hiệu quả đối với những công trình có quy mô hộ gia đình, và cả những công trình quy mô vừa và lớn của các trang trại.
Chăn nuôi quy mô hộ gia đình cung cấp trên ¾ sản phẩm chăn nuôi của nước ta. Trong khi chương trình khí sinh học thời gian tới chỉ tập trung vào trang trại lớn. Điều này có ảnh hưởng gì đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi của nước ta thưa Phó cục trưởng?
Thực ra, chương trình khí sinh học từ xưa đến nay chủ yếu tập trung cho hộ gia đình. Còn trong dự án sắp tới đây thì chúng tôi thiết kế theo cách tiếp cận vừa phát triển các công trình khí sinh học quy mô hộ gia đình vừa hỗ trợ cho phát triển các công trình sinh học quy mô vừa và lớn. Bởi như chúng ta biết, trong phạm vi toàn quốc có khoảng 21 nghìn trang trại chăn nuôi. Trong đó, rất nhiều trang trại chăn nuôi chưa được xử lý bằng công nghệ khí sinh học hoặc các công nghệ khác. Chính vì vậy, tôi nghĩ việc đầu tư sắp tới không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi của nước ta mà với việc tập trung hơn, hoàn thiện hơn hệ thống công trình khí sinh học cho các trang trại lớn sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do ngành chăn nuôi mang lại cũng như góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi nước ta.
Theo Phó cục trưởng, để bảo đảm cho chương trình khí sinh học được thực thi hiệu qủa thì cần có chính sách phân bổ đầu tư tài chính như thế nào đặc biệt là với tiềm năng kinh tế hộ gia đình?
Theo thiết kế của dự án trong chương trình sắp tới thì có mấy nguồn vốn cơ bản sau: thứ nhất là nguồn vốn vay không hoàn lại từ ADB. Thứ hai, là nguồn vốn từ các nhà tài trợ khác, thứ ba là vốn đóng góp của Chính phủ và điều quan trọng là vốn đóng góp phần lớn của những người hưởng lợi mà theo phân tích tài chính thì nguồn vốn này chiếm đến 65-70%.
Xin cám ơn Phó cục trưởng!
Phó cục trưởng có thể đánh giá về việc thực hiện chương trình phát triển khí sinh học ở nước ta hiện nay?
Thực tế, chương trình khí sinh học ở nước ta cũng bắt đầu từ khá lâu. Tuy nhiên, mới chỉ 10 năm trở lại đây thì chương trình Biogas mới phát triển mạnh mẽ, ước tính cho đến nay trên phạm vi toàn quốc, chúng ta xây dựng được khoảng gần 1 triệu công trình Biogas các loại, từ loại công trình bằng túi ni lông cho đến xây bằng gạch, bằng bê tông và gần đây là bằng composite. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu về phát triển công trình khí sinh học hiện nay đang rất lớn. Với hơn 8 triệu hộ chăn nuôi, chúng tôi ước tính có hơn nửa tổng số hộ này có nhu cầu xây dựng công trình khí Biogas. Và như vậy, chúng ta có 4 triệu công trình Biogas cần phải xây dựng trong thời gian sắp tới.
Số vốn đầu tư cho xây dựng công trình khí sinh học theo tiêu chuẩn không phải nhỏ. Điều này vượt quá khả năng của nhiều hộ nông dân. Đây có thể là rào cản để thực hiện chương trình phát triển dự án khí sinh học trong chăn nuôi. Quan điểm của Phó cục trưởng về vấn đề này như thế nào?
Đúng như vậy. Hiện nay, nhu cầu xây dựng Biogas là rất lớn. Như chúng ta đã biết, khí sinh học mang lại rất nhiều lợi ích. Lợi ích thứ nhất là giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua xử lý chất thải chăn nuôi. Thứ hai, là mang lại nguồn năng lượng sạch thay thế các chất đốt truyền thống như củi, rơm, rạ. Thứ ba là, giải phóng sức lao động cho người phụ nữ, không phải mất nhiều công sức cho chuyện bếp núc vất vả. Và điều quan trọng thứ tư là chúng ta đã góp phần giảm thải hiệu ứng nhà kính gây nên biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhu cầu thì lớn như vậy, nhưng khả năng xây dựng công trình khí sinh học rất là khó khăn bởi hầu hết các hộ gia đình hiện nay thiếu vốn. Để xây dựng được công trình khí sinh học thì họ phải vay từ ngân hàng với lãi suất rất cao. Những năm gần đây, nhằm thúc đẩy chương trình khí sinh học triển khai hiệu quả, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm và đầu tư cho chương trình này thông qua các nguồn lực khác nhau, từ các nguồn vốn ODA không hoàn lại, vốn ODA hoàn lại và các chương trình khác như chương trình vệ sinh nước sạch nông thôn. Và trong khuôn khổ chương trình mà Chính phủ Việt Nam đang hướng tới vay của Ngân hàng Phát triển châu Á thì sẽ xây dựng các công trình khí sinh học quy mô hộ gia đình và các công trình khí sinh học quy mô vừa và lớn với số vốn ước tính khoảng trên 100 triệu USD để triển khai trong 5 năm tiếp theo. Đây là điều kiện thuận lợi để có thể triển khai chương trình khí sinh học hiệu quả đối với những công trình có quy mô hộ gia đình, và cả những công trình quy mô vừa và lớn của các trang trại.
Chăn nuôi quy mô hộ gia đình cung cấp trên ¾ sản phẩm chăn nuôi của nước ta. Trong khi chương trình khí sinh học thời gian tới chỉ tập trung vào trang trại lớn. Điều này có ảnh hưởng gì đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi của nước ta thưa Phó cục trưởng?
Thực ra, chương trình khí sinh học từ xưa đến nay chủ yếu tập trung cho hộ gia đình. Còn trong dự án sắp tới đây thì chúng tôi thiết kế theo cách tiếp cận vừa phát triển các công trình khí sinh học quy mô hộ gia đình vừa hỗ trợ cho phát triển các công trình sinh học quy mô vừa và lớn. Bởi như chúng ta biết, trong phạm vi toàn quốc có khoảng 21 nghìn trang trại chăn nuôi. Trong đó, rất nhiều trang trại chăn nuôi chưa được xử lý bằng công nghệ khí sinh học hoặc các công nghệ khác. Chính vì vậy, tôi nghĩ việc đầu tư sắp tới không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi của nước ta mà với việc tập trung hơn, hoàn thiện hơn hệ thống công trình khí sinh học cho các trang trại lớn sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do ngành chăn nuôi mang lại cũng như góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi nước ta.
Theo Phó cục trưởng, để bảo đảm cho chương trình khí sinh học được thực thi hiệu qủa thì cần có chính sách phân bổ đầu tư tài chính như thế nào đặc biệt là với tiềm năng kinh tế hộ gia đình?
Theo thiết kế của dự án trong chương trình sắp tới thì có mấy nguồn vốn cơ bản sau: thứ nhất là nguồn vốn vay không hoàn lại từ ADB. Thứ hai, là nguồn vốn từ các nhà tài trợ khác, thứ ba là vốn đóng góp của Chính phủ và điều quan trọng là vốn đóng góp phần lớn của những người hưởng lợi mà theo phân tích tài chính thì nguồn vốn này chiếm đến 65-70%.
Xin cám ơn Phó cục trưởng!
Theo Đại Biểu Nhân Dân