Phát triển nhà máy điện hỗn hợp nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí thải
Thứ năm, 10/11/2011 - 10:27
Hiện nay, công nghệ nhiệt hóa năng lượng mặt trời được sử dụng tương đối phổ biến trong các nhà máy điện quy mô lớn ở Tây Ban Nha.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv, Israel đang phát triển một dạng nhà máy điện hỗn hợp (hybrid): kết hợp năng lượng tái tạo (nhiệt năng thu được từ năng lượng mặt trời) với các nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Việc cải tạo các nhà máy điện hiện có thành nhà máy điện hỗn hợp (hybrid): sẽ tiết giảm từ 25-50% (nhiên liệu cũng như lượng khí thải liên quan).
Hiện nay, công nghệ nhiệt hóa năng lượng mặt trời được sử dụng tương đối phổ biến trong các nhà máy điện quy mô lớn ở Tây Ban Nha.
Trong một nhà máy nhiệt điện mặt trời, ánh sáng mặt trời được hấp thu nhằm tạo ra hơi nước nóng áp suất cao (khoảng 400-500 º C), để xoay các tua bin phát điện.
Tuy nhiên, đây lại là một công nghệ phức tạp và tốn kém. Chỉ tính riêng các vật liệu bao gồm: các đường ống được làm từ kim loại đắt tiền được thiết kế để xử lý ở các điều kiện áp suất và nhiệt độ cao, cũng như dải các gương lớn cần thiết để thu hoạch và tập trung ánh sáng mặt trời, làm cho công nghệ nhiệt hóa năng lượng mặt trời trở nên quá tốn kém để được triển khai rộng rãi.
Phát triển nhà máy điện hỗn hợp nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí thải
Để khắc phục nhược điểm trên, các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Giáo sư Kribus tại Đại học Tel Aviv, Israel, đã phát triển công nghệ thay thế, được gọi là một tua-bin hơi nước phun khí.
"Chúng ta kết hợp tua-bin khí, làm việc dựa vào không khí nóng và hơi nước(tạo ra từ năng lượng mặt trời) được bơm vào trong giai đoạn này", Kribus giải thích. "Chúng ta vẫn cần đốt nhiên liệu để làm nóng không khí, nhưng chúng ta cần thêm hơi nước từ năng lượng mặt trời nhiệt độ thấp ở khoảng 200ºC".
Công nghệ hỗn hợp (hybrid) không chỉ hiệu quả trong sản xuất năng lượng, mà còn giúp tiết giảm áp suất và nhiệt độ: cho phép sử dụng một phần của công nghệ nhiệt hóa năng lượng mặt trời, trong khi vẫn sử dụng các kim loại phổ biến và thu hoạch năng lượng mặt trời với chi phí thấp.
Các nhà nghiên cứu đang hợp tác với một trường đại học ở Ấn Độ để phát triển phương pháp này ở mức chi tiết hơn, và đang tìm kiếm quan hệ đối tác với các công ty nhằm đưa công nghệ hỗn hợp (hybrid) vào sử dụng trong thực tế.
Hiện nay, công nghệ nhiệt hóa năng lượng mặt trời được sử dụng tương đối phổ biến trong các nhà máy điện quy mô lớn ở Tây Ban Nha.
Trong một nhà máy nhiệt điện mặt trời, ánh sáng mặt trời được hấp thu nhằm tạo ra hơi nước nóng áp suất cao (khoảng 400-500 º C), để xoay các tua bin phát điện.
Tuy nhiên, đây lại là một công nghệ phức tạp và tốn kém. Chỉ tính riêng các vật liệu bao gồm: các đường ống được làm từ kim loại đắt tiền được thiết kế để xử lý ở các điều kiện áp suất và nhiệt độ cao, cũng như dải các gương lớn cần thiết để thu hoạch và tập trung ánh sáng mặt trời, làm cho công nghệ nhiệt hóa năng lượng mặt trời trở nên quá tốn kém để được triển khai rộng rãi.
Phát triển nhà máy điện hỗn hợp nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí thải
Để khắc phục nhược điểm trên, các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Giáo sư Kribus tại Đại học Tel Aviv, Israel, đã phát triển công nghệ thay thế, được gọi là một tua-bin hơi nước phun khí.
"Chúng ta kết hợp tua-bin khí, làm việc dựa vào không khí nóng và hơi nước(tạo ra từ năng lượng mặt trời) được bơm vào trong giai đoạn này", Kribus giải thích. "Chúng ta vẫn cần đốt nhiên liệu để làm nóng không khí, nhưng chúng ta cần thêm hơi nước từ năng lượng mặt trời nhiệt độ thấp ở khoảng 200ºC".
Công nghệ hỗn hợp (hybrid) không chỉ hiệu quả trong sản xuất năng lượng, mà còn giúp tiết giảm áp suất và nhiệt độ: cho phép sử dụng một phần của công nghệ nhiệt hóa năng lượng mặt trời, trong khi vẫn sử dụng các kim loại phổ biến và thu hoạch năng lượng mặt trời với chi phí thấp.
Các nhà nghiên cứu đang hợp tác với một trường đại học ở Ấn Độ để phát triển phương pháp này ở mức chi tiết hơn, và đang tìm kiếm quan hệ đối tác với các công ty nhằm đưa công nghệ hỗn hợp (hybrid) vào sử dụng trong thực tế.
Theo khoahoc.com.vn