Năng lượng tái sinh thúc đẩy an ninh năng lượng
Thứ ba, 06/12/2011 - 09:53
Thực tế chính sách tốt nhất và tương lai,” Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) khẳng định năng lượng tái sinh hiện đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy an ninh năng lượng và phát triển bền vững.
Trong nghiên cứu được công bố ngày 27/11 có nhan đề “Thúc đẩy năng lượng tái sinh: Thực tế chính sách tốt nhất và tương lai,” Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) khẳng định năng lượng tái sinh hiện đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy an ninh năng lượng và phát triển bền vững.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, nghiên cứu của IEA nêu bật những thành công trong triển khai năng lượng tái sinh và những biện pháp để các nước khai thác hiệu quả nhất nguồn năng lượng này. Mặc dù năng lượng tái sinh hiện là lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong tổ hợp các nguồn năng lượng và có tiềm năng rất lớn để đáp ứng các vấn đề an ninh năng lượng và phát triển bền vững nhưng chính việc phát triển nhanh này đã dẫn đến nhiều thách thức.
Nghiên cứu cung cấp các định hướng giúp giới hoạch định chính sách tránh được các sai lầm đã qua, vượt lên các thách thức mới để nêu bật các lợi ích của năng lượng tái sinh cả trong hiện tại và tương lai.
Giám đốc chấp hành IEA, bà Maria van der Hoeven, nhấn mạnh mặc dù năng lượng tái sinh hiện đã chiếm 20% sản lượng điện toàn cầu nhưng tiến trình triển khai năng lượng tái sinh phải được tăng cường hơn nữa trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng của thế giới tăng vọt và tính cấp thiết của việc chuyển đổi hệ thống năng lượng không bền vững hiện nay sang hệ thống năng lượng xanh thân thiện với môi trường.
Nếu không chuyển đổi khẩn cấp và triệt để các định hướng chính sách năng lượng, thế giới sẽ sa lầy trong hệ thống năng lượng không bảo đảm an ninh, kém hiệu quả và lượng khí thải lớn. Tuy nhiên, tăng trưởng của năng lượng tái sinh cho đến nay vẫn tập trung vào một số ít công nghệ hiện hành và mới chỉ có một số ít nước triển khai nhanh dạng năng lượng này.
Nghiên cứu của IEA cũng phân tích các xu hướng thị trường và chính sách năng lượng tái sinh, nhấn mạnh các lý do chiến lược là cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy triển khai nhanh năng lượng tái sinh cũng như triển vọng toàn cầu hóa dạng năng lượng này. Nghiên cứu đề xuất các nguyên tắc chính sách và thực tiễn tốt nhất trong các giai đoạn khác nhau để xây dựng một thị trường chín muồi về năng lượng tái sinh toàn cầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, nghiên cứu của IEA nêu bật những thành công trong triển khai năng lượng tái sinh và những biện pháp để các nước khai thác hiệu quả nhất nguồn năng lượng này. Mặc dù năng lượng tái sinh hiện là lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong tổ hợp các nguồn năng lượng và có tiềm năng rất lớn để đáp ứng các vấn đề an ninh năng lượng và phát triển bền vững nhưng chính việc phát triển nhanh này đã dẫn đến nhiều thách thức.
Nghiên cứu cung cấp các định hướng giúp giới hoạch định chính sách tránh được các sai lầm đã qua, vượt lên các thách thức mới để nêu bật các lợi ích của năng lượng tái sinh cả trong hiện tại và tương lai.
Giám đốc chấp hành IEA, bà Maria van der Hoeven, nhấn mạnh mặc dù năng lượng tái sinh hiện đã chiếm 20% sản lượng điện toàn cầu nhưng tiến trình triển khai năng lượng tái sinh phải được tăng cường hơn nữa trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng của thế giới tăng vọt và tính cấp thiết của việc chuyển đổi hệ thống năng lượng không bền vững hiện nay sang hệ thống năng lượng xanh thân thiện với môi trường.
Nếu không chuyển đổi khẩn cấp và triệt để các định hướng chính sách năng lượng, thế giới sẽ sa lầy trong hệ thống năng lượng không bảo đảm an ninh, kém hiệu quả và lượng khí thải lớn. Tuy nhiên, tăng trưởng của năng lượng tái sinh cho đến nay vẫn tập trung vào một số ít công nghệ hiện hành và mới chỉ có một số ít nước triển khai nhanh dạng năng lượng này.
Nghiên cứu của IEA cũng phân tích các xu hướng thị trường và chính sách năng lượng tái sinh, nhấn mạnh các lý do chiến lược là cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy triển khai nhanh năng lượng tái sinh cũng như triển vọng toàn cầu hóa dạng năng lượng này. Nghiên cứu đề xuất các nguyên tắc chính sách và thực tiễn tốt nhất trong các giai đoạn khác nhau để xây dựng một thị trường chín muồi về năng lượng tái sinh toàn cầu.
Theo VietNam+