Dự án hạt nhân đe dọa cải cách năng lượng tái tạo
Thứ năm, 08/12/2011 - 20:19
Giáo sư John Schellnhuber, Giám đốc Viện nghiên cứu Ảnh hưởng khí hậu (Postdam, Đức), cố vấn cuả thủ tướng Đức Angela Merkel, cựu cố vấn chủ tịch Hội đồng châu Âu cho rằng hệ thống năng lượng thế giới đang sang mô hình tái tạo sạch và rẻ hơn chi phí trợ cấp cho ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch.
Giáo sư John Schellnhuber, Giám đốc Viện nghiên cứu Ảnh hưởng khí hậu (Postdam, Đức), cố vấn cuả thủ tướng Đức Angela Merkel, cựu cố vấn chủ tịch Hội đồng châu Âu cho rằng hệ thống năng lượng thế giới đang sang mô hình tái tạo sạch và rẻ hơn chi phí trợ cấp cho ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch. Năm 2010, 409 tỉ USD trợ cấp được chi cho ngành công nghiệp tha đá, khí đốt, dầu mỏ, trong khi đó, năng lượng xanh chỉ đòi hỏi trợ cấp 66 tỉ USD.
Theo ông, những nước đang đóng vai trò tiên phong trong việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng hạt nhân là Đức, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Về trường hợp của Anh, ông cho rằng nước này đang bỏ lỡ nhiều thuận lợi vì sự thất bại trong việc áp dụng thuế FiTs nhằm kích thích nền công nghiệp năng lượng tái tạo. Việc xây dựng các nhà máy hạt nhân vào lúc này cũng không phù hợp trong “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3” nhằm chuyển đổi sang sử dụng năng lượng hạt nhân.
“Anh có thể đóng một vai trò quan trọng nếu nước này xem xét lại vai trò của hạt nhân” – ông cho biết - “Tôi là một nhà hóa học và không lo lắng gì về các nhà máy điện hạt nhân, nhưng nếu bạn tính tất cả các chi phí bao gồm cả hệ thống xử lí chất thải hạt nhân hoặc tháo dỡ các nhà máy hạt nhân, nó sẽ là nguồn năng lượng đắt đỏ nhất”.
Phát ngôn viên của Bộ Năng lượng và Biến đổi khí hậu cho biết, cũng giống như năng lượng tái tạo, khí gas và than đá sạch, “hạt nhân sẽ là một nhân tố trong tổng thể lĩnh vực năng lượng trong tương lai giống như hiện nay”.
Theo ông, những nước đang đóng vai trò tiên phong trong việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng hạt nhân là Đức, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Về trường hợp của Anh, ông cho rằng nước này đang bỏ lỡ nhiều thuận lợi vì sự thất bại trong việc áp dụng thuế FiTs nhằm kích thích nền công nghiệp năng lượng tái tạo. Việc xây dựng các nhà máy hạt nhân vào lúc này cũng không phù hợp trong “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3” nhằm chuyển đổi sang sử dụng năng lượng hạt nhân.
“Anh có thể đóng một vai trò quan trọng nếu nước này xem xét lại vai trò của hạt nhân” – ông cho biết - “Tôi là một nhà hóa học và không lo lắng gì về các nhà máy điện hạt nhân, nhưng nếu bạn tính tất cả các chi phí bao gồm cả hệ thống xử lí chất thải hạt nhân hoặc tháo dỡ các nhà máy hạt nhân, nó sẽ là nguồn năng lượng đắt đỏ nhất”.
Phát ngôn viên của Bộ Năng lượng và Biến đổi khí hậu cho biết, cũng giống như năng lượng tái tạo, khí gas và than đá sạch, “hạt nhân sẽ là một nhân tố trong tổng thể lĩnh vực năng lượng trong tương lai giống như hiện nay”.
Lê My (theo Guardian)