[In trang]
Đức tìm kiếm điện năng ở sa mạc Trung Đông và Bắc Phi
Chủ nhật, 01/01/2012 - 17:42
Thế giới đang đối mặt với thách thức lớn khi vừa phải đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của các quốc gia phát triển và đang phát triển, vừa phải tìm cách ngăn chặn thiệt hại lâu dài gây ra bởi biến đổi khí hậu.
Thế giới đang đối mặt với thách thức lớn khi vừa phải đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của các quốc gia phát triển và đang phát triển, vừa phải tìm cách ngăn chặn thiệt hại lâu dài gây ra bởi biến đổi khí hậu.

Những khu vực như Trung Đông và Bắc Phi vốn được biết đến bởi trữ lượng dầu lớn. Tuy nhiên, sau thảm họa Chernobyl ở Ukraine, nhà vật lý hạt nhân người Đức Gerhard Knies đã làm một số ước tính sơ bộ và thấy rằng những vùng sa mạc là nơi cung cấp nguồn tài nguyên năng lượng mặt trời khổng lồ. Ông chỉ ra rằng khoảng 6 giờ năng lượng tại các sa mạc đã đủ để cung cấp điện năng cho thế giới trong khoảng một năm.

296c184d5_solar_energy_in_deserts.jpg

Gần ba thập kỷ sau phát hiện này, ông Knies đã thành lập Desertec Industrial Initiative – liên minh tập đoàn công nghệ hàng đầu ở Đức. Với hơn 550 tỷ USD tài trợ, theo tờ The Wall Street Journal, Desertec hy vọng xây dựng các nhà máy nhiệt điện mặt trời quy mô lớn khắp các sa mạc ở Bắc Phi để cung cấp hơn 15% nhu cầu năng lượng của châu Âu tới năm 2050.

Liên minh này đã triển khai kế hoạch của mình bằng một nhà máy 500 megawatt ở miền nam Ma rốc, gần thành phố Ouarzazate. Trên diện tích 12 km vuông, dự án sẽ cung cấp điện cho cả Ma rốc và châu Âu, thông qua cáp truyền dưới nước tới Tây Ban Nha. Theo tờ Wall Street Journal, Tây Ban Nha đã có kế hoạch mở rộng phạm vi cung cấp điện.

Desertec cũng xây dựng kế hoạch truyền tải điện năng dưới nước trên khắp Địa Trung Hải thông qua loại dây cáp được thiết kế đặc biệt, ít hao mòn điện năng.

Đức đã cam kết sử dụng nhiều năng lượng tái tạo hơn và đóng cửa các nhà máy hạt nhân sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản). Tuy nhiên, một số người vẫn lo lắng về chi phí hỗ trợ dự án ở những nơi xa xôi như Libya hoặc Ma rốc. Dù vậy, những thách thức lớn của dự án đang ngày một giảm dần.

Cư dân địa phương đều đang tỏ ra hoài nghi, một số thì lo ngại rằng châu Âu chỉ thu năng lượng mặt trời mà không mang lại có lợi ích đáng kể cho người dân địa phương.

Theo Reuters, tình trạng bất ổn hiện nay ở Lybia đang làm gián đoạn một số kế hoạch của Desertec. Dẫu vậy, triển vọng về một dự án dài hạn vẫn là rất lớn.

Lê My theo Knovel.com