Bóng đèn mặt trời từ vỏ chai nhựa thắp sáng các ngôi nhà ở Philippines
Thứ năm, 29/12/2011 - 11:36
Khoảng 25.000 gia đình có thu nhập thấp ở Philippines đã được thắp sáng sau khi kế hoạch lắp đặt các bóng đèn mặt trời từ vỏ chai nhựa được triển khai.
Dự án Liter of Light được đưa ra để đối phó với tình trạng chi phí sản xuất điện ngày càng tăng ở Philippines, với mục tiêu mang ánh sáng tới cho một triệu gia đình.
Khoảng 25.000 gia đình có thu nhập thấp ở Philippines đã được thắp sáng sau khi kế hoạch lắp đặt các bóng đèn mặt trời từ vỏ chai nhựa được triển khai.
Ở đất nước nơi mà 40% dân số sống dưới mức 2USD một ngày, chi phí sản xuất điện tăng đã khiến nhiều người không đủ khả năng chi trả. Một số người sử dụng nến là nguồn sáng. Tuy nhiên, trong những ngôi nhà lụp xụp ở thành thị, khi mà các thế hệ trong một gia đình cùng chia sẻ một không gian chật hẹp và tối, thường vụ cháy bất ngờ thường xuyên xảy ra.
Dự án Liter of Light được đưa ra sáu tháng trước bởi My Shelter Foundation, một tổ chức phi chính phủ ở Philippines-based nhằm đưa ánh sáng tới 1 triệu trong tổng số 12 triệu hộ gia đình đang sống trong cảnh không có ánh sáng hoặc có nguy cơ bị cắt điện bất cứ lúc nào. Chương trình này sử dụng các chai nhựa chứa một dung dịch nước tẩy trắng, lắp vào các lỗ hổng được tạo ra trên mái của những ngôi nhà lụp xụp ở thành thị. Thiết bị này sau đó sẽ khúc xạ ánh sáng mặt trời tương đương một bóng đèn 55W vào trong nhà, ít nhất là vào ban ngày. Chỉ mất 5 phút để làm một thiết bị như vậy, sử dụng búa, đinh, các miếng kim loại, giấy ráp, và nhựa epoxy với chi phí khoảng 1USD.
Eduardo Carillo, người dân sống tại một trong những khu vực nghèo khó ở Metro Manila nói: “Trước khi có những chiếc chai phát sáng này, con đường tới nhà chúng tôi luôn rất tối và trong nhà thì thậm chí còn tối hơn. Trẻ con sẽ không còn phải sợ nữa, bây giờ chúng hạnh phúc và cười đùa vì chúng có thể chơi ở trong nhà vào ban ngày thay vì phải chạy ra ngoài đường.
Sử dụng chai nhựa làm nguồn sáng không phải một ý tưởng mới. Ý tưởng này đã được phát triển ở Brazil bởi Alfredo Moser vào năm 2002. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của một nhóm các sinh viên MIT, bóng đèn mặt trời sử dụng ở Philippines đã được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu địa phương.
Người đứng đầu tổ chức My Shelter Foundation Founder, ông Ilac Diaz luôn tin vào tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ xanh thích hợp với các nước nghèo. Ông nói: “Thách thức của chúng ta là làm sao các nước đang phát triển có thể đưa ra giải pháp của chính mình để hạn chế khí thải các-bon. Chúng ta không thể trả nổi những thiết bị được sản xuất, nhập khẩu từ các nước phát triển và cũng không thể đợi cho tới khi chúng trở nên rẻ hơn.”
Chương trình này cũng tạo ra nhiều việc làm. Bắt đầu với việc đào tạo và ký hợp đồng với một người đàn ông thất nghiệp để làm 1000 chai nhựa đầu tiên, giờ đây chương trình đã tạo ra hơn 20 việc làm.
“Chúng tôi muốn chứng minh một người đàn ông có thể thay đổi ngôi làng của chính mình”. Ông Diaz nói.
Khoảng 25.000 gia đình có thu nhập thấp ở Philippines đã được thắp sáng sau khi kế hoạch lắp đặt các bóng đèn mặt trời từ vỏ chai nhựa được triển khai.
Ở đất nước nơi mà 40% dân số sống dưới mức 2USD một ngày, chi phí sản xuất điện tăng đã khiến nhiều người không đủ khả năng chi trả. Một số người sử dụng nến là nguồn sáng. Tuy nhiên, trong những ngôi nhà lụp xụp ở thành thị, khi mà các thế hệ trong một gia đình cùng chia sẻ một không gian chật hẹp và tối, thường vụ cháy bất ngờ thường xuyên xảy ra.
Dự án Liter of Light được đưa ra sáu tháng trước bởi My Shelter Foundation, một tổ chức phi chính phủ ở Philippines-based nhằm đưa ánh sáng tới 1 triệu trong tổng số 12 triệu hộ gia đình đang sống trong cảnh không có ánh sáng hoặc có nguy cơ bị cắt điện bất cứ lúc nào. Chương trình này sử dụng các chai nhựa chứa một dung dịch nước tẩy trắng, lắp vào các lỗ hổng được tạo ra trên mái của những ngôi nhà lụp xụp ở thành thị. Thiết bị này sau đó sẽ khúc xạ ánh sáng mặt trời tương đương một bóng đèn 55W vào trong nhà, ít nhất là vào ban ngày. Chỉ mất 5 phút để làm một thiết bị như vậy, sử dụng búa, đinh, các miếng kim loại, giấy ráp, và nhựa epoxy với chi phí khoảng 1USD.
Eduardo Carillo, người dân sống tại một trong những khu vực nghèo khó ở Metro Manila nói: “Trước khi có những chiếc chai phát sáng này, con đường tới nhà chúng tôi luôn rất tối và trong nhà thì thậm chí còn tối hơn. Trẻ con sẽ không còn phải sợ nữa, bây giờ chúng hạnh phúc và cười đùa vì chúng có thể chơi ở trong nhà vào ban ngày thay vì phải chạy ra ngoài đường.
Sử dụng chai nhựa làm nguồn sáng không phải một ý tưởng mới. Ý tưởng này đã được phát triển ở Brazil bởi Alfredo Moser vào năm 2002. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của một nhóm các sinh viên MIT, bóng đèn mặt trời sử dụng ở Philippines đã được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu địa phương.
Người đứng đầu tổ chức My Shelter Foundation Founder, ông Ilac Diaz luôn tin vào tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ xanh thích hợp với các nước nghèo. Ông nói: “Thách thức của chúng ta là làm sao các nước đang phát triển có thể đưa ra giải pháp của chính mình để hạn chế khí thải các-bon. Chúng ta không thể trả nổi những thiết bị được sản xuất, nhập khẩu từ các nước phát triển và cũng không thể đợi cho tới khi chúng trở nên rẻ hơn.”
Chương trình này cũng tạo ra nhiều việc làm. Bắt đầu với việc đào tạo và ký hợp đồng với một người đàn ông thất nghiệp để làm 1000 chai nhựa đầu tiên, giờ đây chương trình đã tạo ra hơn 20 việc làm.
“Chúng tôi muốn chứng minh một người đàn ông có thể thay đổi ngôi làng của chính mình”. Ông Diaz nói.
Kim Anh (theo www.guardian.co.uk)