[In trang]
Cần 1.000 tỷ đồng cho chương trình tiết kiệm năng lượng
Thứ hai, 06/02/2012 - 09:38
Trong giai đoạn 2006 - 2010, tổng kinh phí đầu tư cho Chương trình Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chỉ có 150,218 tỷ đồng, nhưng đã tiết kiệm cho nền kinh tế 3,4% tổng năng lượng tiêu thụ (tương đương gần 57 tỷ kWh điện).
Trong giai đoạn 2006 - 2010, tổng kinh phí đầu tư cho Chương trình Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chỉ có 150,218 tỷ đồng, nhưng đã tiết kiệm cho nền kinh tế 3,4% tổng năng lượng tiêu thụ (tương đương gần 57 tỷ kWh điện).

b35d6a763_1000.jpg
Trong giai đoạn 2012-2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị tiếp tục đưa Chương trình Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào Danh mục Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG).

Để thực hiện mục tiêu tiết kiệm cho nền kinh tế từ 5% đến 8% tổng năng lượng tiêu thụ hàng năm, theo kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương, trong giai đoạn 2011-2015, cần phải đầu tư cho Chương trình này 820 tỷ đồng (năm 2011 đã đầu tư 70 tỷ đồng).

Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, muốn thực hiện được mục tiêu tiết kiệm 5 - 8% tổng năng lượng tiêu thụ, cần đầu tư 1.000 tỷ đồng mới đủ nguồn để tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường; phát triển các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng và từng bước loại bỏ trang thiết bị hiệu suất thấp; sử dụng năng lượng và hiệu quả trong các toà nhà; thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong ngành giao thông - vận tải.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, một trong những nguyên nhân khiến nhiều chương trình MTQG đạt hiệu quả thấp trong giai đoạn 2006 - 2010 là do có quá nhiều đầu mối thực hiện, trong khi không có đầu mối chịu trách nhiệm điều phối tất cả các chương trình mục MTQG. Để khắc phục tình trạng này, cần phải thành lập Văn phòng Điều phối các chương trình MTQG trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Văn phòng này sẽ làm nhiệm vụ điều phối các chương trình trên phạm vi toàn quốc nhằm tăng cường sự gắn kết giữa Trung ương và địa phương, giữa các bộ, ngành; tránh sự trùng lặp, chồng chéo.

Ngân sách trung ương chỉ hỗ trợ 400 tỷ đồng cho Chương trình Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; địa phương phải chịu trách nhiệm đóng góp 300 tỷ đồng; số còn lại phải có kế hoạch vay nước ngoài và huy động các nguồn vốn khác trong xã hội.

Minh Son