Ấn Độ dự kiến xây dựng ngành đường sắt xanh
Thứ tư, 11/04/2012 - 11:04
Trong một bài phát biểu về vấn đề ngân sách hôm 14/3, Bộ trưởng đường sắt Ấn Độ Dinesh Trivedi cho biết ngành đường sắt nước này đã có kế hoạch tự sản xuất năng lượng tái tạo.
Trong một bài phát biểu về vấn đề ngân sách hôm 14/3, Bộ trưởng đường sắt Ấn Độ Dinesh Trivedi cho biết ngành đường sắt nước này đã có kế hoạch tự sản xuất năng lượng tái tạo.
Kế hoạch về các tuyến đường sắt sử dụng năng lượng tái tạo bao gồm xây dựng các nhà máy phong năng công suất 72 MW tại Andhra Pradesh, Karnataka, Kerala, Tamil Nadu và Tây Bengal. Điều này cũng sẽ giúp những nhà cung cấp dịch vụ tận dụng các ưu đãi tài chính, bao gồm giảm thuế trong 10 năm và hưởng lợi từ khấu hao, bên cạnh đó là cơ hội có được các khoản tín dụng khí carbon.
Ngoài ra, các đường ray sẽ lắp đặt hệ thống nhà vệ sinh sinh học do Phòng Nghiên cứu và Phát triển Quốc Phòng (DRDO) phát triển nhằm ngăn chặn suy thoái môi trường và ăn mòn đường ray do chất thải của con người. Dự kiến sẽ có trên 2.500 chuyến tàu trong năm tài chính tiếp theo sử dụng hệ thống này.
Theo ông Trivedi, "tình hình các đường ray bị ăn mòn do chất thải con người khiến nước này tiêu tốn hơn Rs.350 crore mỗi năm”.
Ngành đường sắt cũng có kế hoạch sử dụng điện mặt trời để vận hành 200 nhà ga và cung cấp hệ thống chiếu sáng tại 1.000 cổng xe lửa có người điều khiển.
Là một phần của sáng kiến năng lượng xanh, ngành đường sắt có kế hoạch đưa vào vận hành một chiếc xe lửa ở Bắc Bengal với một đầu máy diesel có lượng khí thải thấp và nhà vệ sinh sinh học. Hai nhà máy diesel sinh học cũng dự kiến được xây dựng vào năm 1012 – 2013 tại Raipur ở Chhattisgarh và Tondiarpet ở Tamil Nadu.
Các kế hoạch này đồng bộ với các kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu mà theo đó, Ấn Độ dự kiến sản xuất 10% tổng sản lượng điện từ nguồn mặt trời, gió, thủy điện và các nguồn tái tạo khác tới năm 2015 và đạt 15% tới năm 2020.
Tuy nhiên, các chuyên gia không tin rằng các tuyến đường sắt có thể triển khai kế hoạch này, lí do là chi phí cho dự án khá cao.
Ông Vineet Malhotra, cựu cố vấn công nghệ Bộ đường sắt cho biết không chắc các chính sách này có thể được thực hiện một cách nhanh chóng.
Theo Bộ quản lí năng lượng mới và năng lượng tái tạo của Ấn Độ, nước này là một trong năm nhà sản xuất năng lượng tái tạo hàng đầu trên thế giới với công suất 20.000 MW và khoản 2.500 MW công suất bổ sung thêm hàng năm.
Kế hoạch về các tuyến đường sắt sử dụng năng lượng tái tạo bao gồm xây dựng các nhà máy phong năng công suất 72 MW tại Andhra Pradesh, Karnataka, Kerala, Tamil Nadu và Tây Bengal. Điều này cũng sẽ giúp những nhà cung cấp dịch vụ tận dụng các ưu đãi tài chính, bao gồm giảm thuế trong 10 năm và hưởng lợi từ khấu hao, bên cạnh đó là cơ hội có được các khoản tín dụng khí carbon.
Ngoài ra, các đường ray sẽ lắp đặt hệ thống nhà vệ sinh sinh học do Phòng Nghiên cứu và Phát triển Quốc Phòng (DRDO) phát triển nhằm ngăn chặn suy thoái môi trường và ăn mòn đường ray do chất thải của con người. Dự kiến sẽ có trên 2.500 chuyến tàu trong năm tài chính tiếp theo sử dụng hệ thống này.
Theo ông Trivedi, "tình hình các đường ray bị ăn mòn do chất thải con người khiến nước này tiêu tốn hơn Rs.350 crore mỗi năm”.
Ngành đường sắt cũng có kế hoạch sử dụng điện mặt trời để vận hành 200 nhà ga và cung cấp hệ thống chiếu sáng tại 1.000 cổng xe lửa có người điều khiển.
Là một phần của sáng kiến năng lượng xanh, ngành đường sắt có kế hoạch đưa vào vận hành một chiếc xe lửa ở Bắc Bengal với một đầu máy diesel có lượng khí thải thấp và nhà vệ sinh sinh học. Hai nhà máy diesel sinh học cũng dự kiến được xây dựng vào năm 1012 – 2013 tại Raipur ở Chhattisgarh và Tondiarpet ở Tamil Nadu.
Các kế hoạch này đồng bộ với các kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu mà theo đó, Ấn Độ dự kiến sản xuất 10% tổng sản lượng điện từ nguồn mặt trời, gió, thủy điện và các nguồn tái tạo khác tới năm 2015 và đạt 15% tới năm 2020.
Tuy nhiên, các chuyên gia không tin rằng các tuyến đường sắt có thể triển khai kế hoạch này, lí do là chi phí cho dự án khá cao.
Ông Vineet Malhotra, cựu cố vấn công nghệ Bộ đường sắt cho biết không chắc các chính sách này có thể được thực hiện một cách nhanh chóng.
Theo Bộ quản lí năng lượng mới và năng lượng tái tạo của Ấn Độ, nước này là một trong năm nhà sản xuất năng lượng tái tạo hàng đầu trên thế giới với công suất 20.000 MW và khoản 2.500 MW công suất bổ sung thêm hàng năm.
Lê My (theo livemint)