Điện lực Đắk Lắk tiết kiệm trên 2 triệu kWh trong 3 tháng đầu năm
Thứ hai, 14/05/2012 - 13:59
Điện lực Đắk Lắk đã triển khai nhiều biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, hạn chế tối đa việc tiêu thụ điện không thực sự cần thiết...
Điện lực Đắk Lắk đã triển khai nhiều biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, hạn chế tối đa việc tiêu thụ điện không thực sự cần thiết...
Từ đầu năm 2012, PC Đắk Lắk đã sớm triển khai các phương án cấp điện trong mùa khô và đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp tuyên truyền TKĐ. Theo đó, PC Đắk Lắk đã phối hợp với Sở Công Thương tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn nghiêm chỉnh thực hiện việc tiết TKĐ; kiểm tra, lập kế hoạch TKĐ, phổ biến các nội dung TKĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền sử dụng các loại bóng đèn TKĐ, kiểm tra liên ngành đối với các đối tượng sử dụng điện như chiếu sáng công cộng, khách sạn, nhà hàng, cơ quan, công sở. PC Đắk Lắk cũng đã làm việc và vận động khách hàng lớn (khách hàng sử dụng trên 100.000 kWh/tháng) sắp xếp lại thời gian sản xuất một cách hợp lý, giảm 10% sản lượng điện tiêu thụ; làm việc với các phòng chức năng của huyện, thị xã, TP về quản lý đô thị để nghiêm túc thực hiện TKĐ theo Chỉ thị 171/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và theo biên bản cam kết với ngành điện. Thông qua các đợt kiểm tra, đoàn đã có những kiến nghị, yêu cầu để các đối tượng này đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện TKĐ, hạn chế sử dụng điện vào giờ cao điểm.
Có thể kể đến một số đơn vị có nhiều giải pháp thực hành TKĐ hiệu quả như: Công ty TNHH Một thành viên Quản lý đô thị và Môi trường Đắk Lắk từ đầu tháng 4/2010 đã tiến hành cắt toàn bộ hệ thống đèn trang trí, quảng cáo từ 22 giờ đêm. Đối với điện chiếu sáng ở các tuyến đường, Công ty có sự điều chỉnh, cắt giảm phù hợp, bảo đảm không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân. Chẳng hạn, với quốc lộ 26, cắt toàn bộ đèn đường phía bên phải từ vòng xoay Km3 đến hết tuyến; quốc lộ 27, cắt toàn bộ dãy đèn cao áp kể từ 22 giờ; các tuyến chiếu sáng 3 pha thì cắt một pha kể từ giờ khởi động (19 giờ) đến 22 giờ và cắt thêm 1 pha nữa từ 22 giờ đến sáng hôm sau; các tuyến chiếu sáng 1 pha thì áp dụng cắt 1 bóng, để 1 bóng kể từ giờ khởi động; các tuyến có đèn chiếu sáng 2 bên áp dụng cắt 1 bên kể từ giờ khởi động, riêng đường Lê Duẩn cắt 1 bên từ 22 giờ. Ngoài ra, Công ty còn tiến hành thay thế các loại bóng đèn thế hệ mới chỉ có công suất bằng khoảng 2/3 công suất bóng đang sử dụng. Với phương thức tiết kiệm điện này, mỗi tháng công ty tiết kiệm được khoảng 200.000 kWh (tương đương 25% tổng sản lượng điện tiêu thụ mỗi tháng). Hay như Công ty cổ phần Thép Đông Nam Á (Khu công nghiệp Hòa Phú) đã đầu tư cả tỷ đồng lắp đặt hệ thống tụ bù trên lưới điện hạ thế và các thiết bị điện. Đây là thiết bị có chức năng cải thiện chất lượng điện áp, góp phần TKĐ và tăng hiệu suất làm việc của máy móc. Ngoài ra, công ty còn thay thế một phần tôn lợp ở các xưởng sản xuất bằng loại tôn nhựa trong suốt để tận dụng ánh sáng tự nhiên chiếu sáng nhà xưởng thay cho các loại đèn; xây dựng hệ thống đón, hút gió từ tường và mái nhà xưởng xuống thay cho các loại quạt. Từ việc triển khai đồng bộ các biện pháp TKĐ nói trên, mỗi tháng Công ty giảm chi phí sản xuất hàng trăm triệu đồng.
Với việc triển khai các giải pháp điều tiết và phân bổ nguồn điện hợp lý, việc cung ứng điện trên địa bàn tỉnh đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp cũng như đời sống sinh hoạt của nhân dân. 3 tháng đầu năm 2012, toàn tỉnh Đắk Lắk tiết kiệm trên 2 triệu kWh.
Mặc dù đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, nhưng trên thực tế việc triển khai thực hiện TKĐ vẫn còn không ít khó khăn. Như trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, đây là khu vực sử dụng điện có tiềm năng tiết kiệm lớn nhưng do công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, thiếu kinh phí đầu tư thay thế… nên việc TKĐ chưa được triệt để. Đối với khối văn phòng, cơ quan, đơn vị sự nghiệp, công tác kiểm tra sử dụng TKĐ chưa được thực hiện thường xuyên. Một bộ phận người dân còn thiếu ý thức tiết kiệm trong sử dụng các thiết bị điện…
Để thực thi nghiêm túc Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2011), UBND tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương Đắk Lắk phối hợp PC Đắk Lắk tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra việc sử dụng điện của các cơ quan, công sở hành chính sự nghiệp hưởng ngân sách Nhà nước; kiểm tra việc thực hiện sử dụng điện của các khách hàng có mức tiêu dùng điện năng từ 30.000 kWh/tháng trở lên. Đối với việc chiếu sáng công cộng, các đơn vị quản lý điều chỉnh thời gian chiếu sáng hợp lý, tiết giảm 50% số lượng đèn chiếu sáng tại các tuyến phố, quảng trường, công viên, vườn hoa công cộng, trừ đèn báo đèn tín hiệu chỉ dẫn giao thông; giảm tối đa số bóng đèn tại các cột tháp của đài phát thanh truyền hình, trạm thu phát sóng điện thoại, chỉ để đèn báo hiệu trên đỉnh cột. Các hộ gia đình hạn chế sử dụng các thiết bị điện tiêu thụ điện lớn, nhất là trong giờ cao điểm. Các doanh nghiệp sử dụng điện đúng theo công suất và biểu đồ phụ tải đã ký kết trong hợp đồng mua bán điện. Bên cạnh đó, PC Đắk Lắk sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền TKĐ đối với người dân.
Triển khai đồng bộ các giải pháp tiết kiệm điện góp phần giúp Công ty cổ phần Thép Đông Nam Á giảm chi phí sản xuất
Từ đầu năm 2012, PC Đắk Lắk đã sớm triển khai các phương án cấp điện trong mùa khô và đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp tuyên truyền TKĐ. Theo đó, PC Đắk Lắk đã phối hợp với Sở Công Thương tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn nghiêm chỉnh thực hiện việc tiết TKĐ; kiểm tra, lập kế hoạch TKĐ, phổ biến các nội dung TKĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền sử dụng các loại bóng đèn TKĐ, kiểm tra liên ngành đối với các đối tượng sử dụng điện như chiếu sáng công cộng, khách sạn, nhà hàng, cơ quan, công sở. PC Đắk Lắk cũng đã làm việc và vận động khách hàng lớn (khách hàng sử dụng trên 100.000 kWh/tháng) sắp xếp lại thời gian sản xuất một cách hợp lý, giảm 10% sản lượng điện tiêu thụ; làm việc với các phòng chức năng của huyện, thị xã, TP về quản lý đô thị để nghiêm túc thực hiện TKĐ theo Chỉ thị 171/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và theo biên bản cam kết với ngành điện. Thông qua các đợt kiểm tra, đoàn đã có những kiến nghị, yêu cầu để các đối tượng này đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện TKĐ, hạn chế sử dụng điện vào giờ cao điểm.
Có thể kể đến một số đơn vị có nhiều giải pháp thực hành TKĐ hiệu quả như: Công ty TNHH Một thành viên Quản lý đô thị và Môi trường Đắk Lắk từ đầu tháng 4/2010 đã tiến hành cắt toàn bộ hệ thống đèn trang trí, quảng cáo từ 22 giờ đêm. Đối với điện chiếu sáng ở các tuyến đường, Công ty có sự điều chỉnh, cắt giảm phù hợp, bảo đảm không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân. Chẳng hạn, với quốc lộ 26, cắt toàn bộ đèn đường phía bên phải từ vòng xoay Km3 đến hết tuyến; quốc lộ 27, cắt toàn bộ dãy đèn cao áp kể từ 22 giờ; các tuyến chiếu sáng 3 pha thì cắt một pha kể từ giờ khởi động (19 giờ) đến 22 giờ và cắt thêm 1 pha nữa từ 22 giờ đến sáng hôm sau; các tuyến chiếu sáng 1 pha thì áp dụng cắt 1 bóng, để 1 bóng kể từ giờ khởi động; các tuyến có đèn chiếu sáng 2 bên áp dụng cắt 1 bên kể từ giờ khởi động, riêng đường Lê Duẩn cắt 1 bên từ 22 giờ. Ngoài ra, Công ty còn tiến hành thay thế các loại bóng đèn thế hệ mới chỉ có công suất bằng khoảng 2/3 công suất bóng đang sử dụng. Với phương thức tiết kiệm điện này, mỗi tháng công ty tiết kiệm được khoảng 200.000 kWh (tương đương 25% tổng sản lượng điện tiêu thụ mỗi tháng). Hay như Công ty cổ phần Thép Đông Nam Á (Khu công nghiệp Hòa Phú) đã đầu tư cả tỷ đồng lắp đặt hệ thống tụ bù trên lưới điện hạ thế và các thiết bị điện. Đây là thiết bị có chức năng cải thiện chất lượng điện áp, góp phần TKĐ và tăng hiệu suất làm việc của máy móc. Ngoài ra, công ty còn thay thế một phần tôn lợp ở các xưởng sản xuất bằng loại tôn nhựa trong suốt để tận dụng ánh sáng tự nhiên chiếu sáng nhà xưởng thay cho các loại đèn; xây dựng hệ thống đón, hút gió từ tường và mái nhà xưởng xuống thay cho các loại quạt. Từ việc triển khai đồng bộ các biện pháp TKĐ nói trên, mỗi tháng Công ty giảm chi phí sản xuất hàng trăm triệu đồng.
Với việc triển khai các giải pháp điều tiết và phân bổ nguồn điện hợp lý, việc cung ứng điện trên địa bàn tỉnh đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp cũng như đời sống sinh hoạt của nhân dân. 3 tháng đầu năm 2012, toàn tỉnh Đắk Lắk tiết kiệm trên 2 triệu kWh.
Mặc dù đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, nhưng trên thực tế việc triển khai thực hiện TKĐ vẫn còn không ít khó khăn. Như trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, đây là khu vực sử dụng điện có tiềm năng tiết kiệm lớn nhưng do công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, thiếu kinh phí đầu tư thay thế… nên việc TKĐ chưa được triệt để. Đối với khối văn phòng, cơ quan, đơn vị sự nghiệp, công tác kiểm tra sử dụng TKĐ chưa được thực hiện thường xuyên. Một bộ phận người dân còn thiếu ý thức tiết kiệm trong sử dụng các thiết bị điện…
Để thực thi nghiêm túc Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2011), UBND tỉnh chỉ đạo Sở Công Thương Đắk Lắk phối hợp PC Đắk Lắk tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra việc sử dụng điện của các cơ quan, công sở hành chính sự nghiệp hưởng ngân sách Nhà nước; kiểm tra việc thực hiện sử dụng điện của các khách hàng có mức tiêu dùng điện năng từ 30.000 kWh/tháng trở lên. Đối với việc chiếu sáng công cộng, các đơn vị quản lý điều chỉnh thời gian chiếu sáng hợp lý, tiết giảm 50% số lượng đèn chiếu sáng tại các tuyến phố, quảng trường, công viên, vườn hoa công cộng, trừ đèn báo đèn tín hiệu chỉ dẫn giao thông; giảm tối đa số bóng đèn tại các cột tháp của đài phát thanh truyền hình, trạm thu phát sóng điện thoại, chỉ để đèn báo hiệu trên đỉnh cột. Các hộ gia đình hạn chế sử dụng các thiết bị điện tiêu thụ điện lớn, nhất là trong giờ cao điểm. Các doanh nghiệp sử dụng điện đúng theo công suất và biểu đồ phụ tải đã ký kết trong hợp đồng mua bán điện. Bên cạnh đó, PC Đắk Lắk sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền TKĐ đối với người dân.
Theo EVN News