Anh tiếp tục phát triển hạt nhân
Chủ nhật, 27/05/2012 - 10:45
Anh hy vọng rằng mức giá được đảm bảo do các doanh nghiệp và người tiêu dùng chi trả sẽ đảm bảo cam kết tài chính từ các cơ sở năng lượng trong việc xây dựng các nhà máy hạt nhân và các dự án năng lượng sạch
Anh đã công bố kế hoạch tài trợ để xây dựng thế hệ nhà máy điện hạt nhân và các cơ sở năng lượng tái tạo mới. Động thái này cho thấy sự khác biệt trong chính sách năng lượng giữa các nước trong Liên minh châu Âu EU trong thời điểm khối này đang đấu tranh với các thách thức nhằm hòa hợp mục tiêu kinh tế và môi trường.
Trong khi Đức dự định giảm dần năng lượng hạt nhân, Tổng thống mới của Pháp Francois Hollande cho biết ông hy vọng sẽ giảm sự phụ thuộc của Pháp vào nguồn năng lượng này, thì Chính phủ Anh lại có vẻ đi theo hướng ngược lại. Nước này dự định sẽ thu hút khoảng 175 tỉ USD đầu tư xây dựng nhằm xây dựng lò phản ứng mới và các nhà máy năng lượng tái tạo.
27 thành viên của EU đã đặt các mục tiêu về biến đổi khí hậu và cùng hợp tác để giảm sự phụ thuộc về năng lượng. Tuy nhiên, quyết định về các nguồn năng lượng vẫn phụ thuộc và Chính phủ các quốc gia.
Kế hoạch của Anh được công bố trong dự thảo luật được Bộ Năng lượng và Biến đổi khí hậu thực hiện. Nó sẽ được tính toán sao cho có thể tránh những giới hạn về viện trợ Chính phủ vốn được sử dụng để ngăn chặn các khoản trợ cấp trực tiếp cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Thay vào đó, nó sẽ bảo đảm giá điện thấp, quy trình sản xuất thải ít carbon và giúp cho các nhà sản xuất có điện dự trữ khi các nguồn năng lượng tái tạo như phong năng không thể đáp ứng nhu cầu.
Anh hy vọng rằng mức giá được đảm bảo do các doanh nghiệp và người tiêu dùng chi trả sẽ đảm bảo cam kết tài chính từ các cơ sở năng lượng trong việc xây dựng các nhà máy hạt nhân và các dự án năng lượng sạch, từ đó đạt được mục tiêu của châu Âu và giảm sự phụ thuộc của Anh vào các nhà máy khí đốt tự nhiên.
Những bước phát triển gần đây cho thấy rằng nó có thể là một trận chiến khó khăn. Trong tháng 3, chương trình hạt nhân của Anh phải chịu tổn thất nghiêm trọng khi hai công ty của Đức là RWE và E.ON thông báo rằng họ sẽ không tiến hành liên doanh trị giá gần 24 tỉ USD ở Gloucester. Lí do mà họ đưa ra là khủng hoảng kinh tế và các kế hoạch giảm dần năng lượng hạt nhân của Đức đã khiến họ chịu thêm các áp lực trong việc cân đối thu chi.
Thêm vào đó, ông Chris Huhne, người đóng vai trò chính trong việc xây dựng chính sách năng lượng của Anh đã từ chức hồi tháng 2.
Người kế nhiệm của ông này, ông Edward Davey cho biết các kế hoạch mới sẽ mang lại lợi ích cho quốc gia và tạo ra 250 nghìn công ăn việc làm.
Ông Davey tuyên bố: “Thông qua cách cải cách thị trường, chúng tôi có thể đảm bảo cung cấp điện năng lâu dài, giảm sự biến động của chi phí năng lượng bằng cách giảm sự phụ thuộc vào khí đốt, dầu nhập khẩu, đạt được mục tiêu biến đổi khí hậu của chúng tôi chủ yếu bằng cách giảm phát thải carbon trong lĩnh vực điện lực thời kì những năm 2030”.
Các dự án này đã làm dấy lên cuộc tranh luận về chi phí và an toàn sau thảm họa Fukushima ở Nhật Bản cũng như quyết định giảm dần lò phản ứng hạt nhân của Đức và Thụy Sĩ.
Trong chiến dịch bầu cử tổng thống gần đây, ông Hollande đã đề nghị giảm sự phụ thuộc của Pháp vào điện hạt nhân từ khoảng 50% đến 75% và đóng cửa 24 trên tổng sổ 58 lò phản ứng của nước này vào năm 2025
Mặc dù phải nhận nhiều lời chỉ trích, song ngành công nghiệp này vẫn tỏ ra rất vui mừng với các dự án này. Ông Volker Beckers, giám đốc Npower cho biết: “Tôi hoan nghênh lựa chọn cải cách của Chính phủ”, tuy nhiên, ông vẫn lo ngại rằng quá nhiều thay đổi cùng một lúc trong lĩnh vực này có thể ảnh hưởng tới mục tiêu ban đầu. “Điều mà ngành năng lượng này cần lúc này là sự đơn giản và rõ ràng”.
Trong khi Đức dự định giảm dần năng lượng hạt nhân, Tổng thống mới của Pháp Francois Hollande cho biết ông hy vọng sẽ giảm sự phụ thuộc của Pháp vào nguồn năng lượng này, thì Chính phủ Anh lại có vẻ đi theo hướng ngược lại. Nước này dự định sẽ thu hút khoảng 175 tỉ USD đầu tư xây dựng nhằm xây dựng lò phản ứng mới và các nhà máy năng lượng tái tạo.
27 thành viên của EU đã đặt các mục tiêu về biến đổi khí hậu và cùng hợp tác để giảm sự phụ thuộc về năng lượng. Tuy nhiên, quyết định về các nguồn năng lượng vẫn phụ thuộc và Chính phủ các quốc gia.
Kế hoạch của Anh được công bố trong dự thảo luật được Bộ Năng lượng và Biến đổi khí hậu thực hiện. Nó sẽ được tính toán sao cho có thể tránh những giới hạn về viện trợ Chính phủ vốn được sử dụng để ngăn chặn các khoản trợ cấp trực tiếp cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Thay vào đó, nó sẽ bảo đảm giá điện thấp, quy trình sản xuất thải ít carbon và giúp cho các nhà sản xuất có điện dự trữ khi các nguồn năng lượng tái tạo như phong năng không thể đáp ứng nhu cầu.
Anh hy vọng rằng mức giá được đảm bảo do các doanh nghiệp và người tiêu dùng chi trả sẽ đảm bảo cam kết tài chính từ các cơ sở năng lượng trong việc xây dựng các nhà máy hạt nhân và các dự án năng lượng sạch, từ đó đạt được mục tiêu của châu Âu và giảm sự phụ thuộc của Anh vào các nhà máy khí đốt tự nhiên.
Những bước phát triển gần đây cho thấy rằng nó có thể là một trận chiến khó khăn. Trong tháng 3, chương trình hạt nhân của Anh phải chịu tổn thất nghiêm trọng khi hai công ty của Đức là RWE và E.ON thông báo rằng họ sẽ không tiến hành liên doanh trị giá gần 24 tỉ USD ở Gloucester. Lí do mà họ đưa ra là khủng hoảng kinh tế và các kế hoạch giảm dần năng lượng hạt nhân của Đức đã khiến họ chịu thêm các áp lực trong việc cân đối thu chi.
Thêm vào đó, ông Chris Huhne, người đóng vai trò chính trong việc xây dựng chính sách năng lượng của Anh đã từ chức hồi tháng 2.
Người kế nhiệm của ông này, ông Edward Davey cho biết các kế hoạch mới sẽ mang lại lợi ích cho quốc gia và tạo ra 250 nghìn công ăn việc làm.
Ông Davey tuyên bố: “Thông qua cách cải cách thị trường, chúng tôi có thể đảm bảo cung cấp điện năng lâu dài, giảm sự biến động của chi phí năng lượng bằng cách giảm sự phụ thuộc vào khí đốt, dầu nhập khẩu, đạt được mục tiêu biến đổi khí hậu của chúng tôi chủ yếu bằng cách giảm phát thải carbon trong lĩnh vực điện lực thời kì những năm 2030”.
Các dự án này đã làm dấy lên cuộc tranh luận về chi phí và an toàn sau thảm họa Fukushima ở Nhật Bản cũng như quyết định giảm dần lò phản ứng hạt nhân của Đức và Thụy Sĩ.
Trong chiến dịch bầu cử tổng thống gần đây, ông Hollande đã đề nghị giảm sự phụ thuộc của Pháp vào điện hạt nhân từ khoảng 50% đến 75% và đóng cửa 24 trên tổng sổ 58 lò phản ứng của nước này vào năm 2025
Mặc dù phải nhận nhiều lời chỉ trích, song ngành công nghiệp này vẫn tỏ ra rất vui mừng với các dự án này. Ông Volker Beckers, giám đốc Npower cho biết: “Tôi hoan nghênh lựa chọn cải cách của Chính phủ”, tuy nhiên, ông vẫn lo ngại rằng quá nhiều thay đổi cùng một lúc trong lĩnh vực này có thể ảnh hưởng tới mục tiêu ban đầu. “Điều mà ngành năng lượng này cần lúc này là sự đơn giản và rõ ràng”.
Lê My (theo New York Times)