Bali xây nhà bằng tre, hướng tới mục tiêu bền vững
Thứ hai, 18/06/2012 - 11:04
Cư dân hòn đảo Bali (Indonesia) đã biếntre, nứa thành một biểu tượng của các công trình bền vững, thay thế các tòa nhà làm bằng bê tông cốt thép nhằm hướng tới sử dụng các vật liệu thay thế xanh hơn.
Khi các nghiên cứu cho thấy xây dựng là một trong những ngành công nghiệp kém bền vững nhất thế giới – tiêu tốn khoảng một nửa nguồn tài nguyên không tái tạo toàn cầu- việc xây dụng bền vững đang dần bén rễ trên khắp thế giới.
Nó cũng là một trong những chủ đề chính được đưa ra thảo luận tại 20 Rio Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững Rio + 20 tổ chức vào ngày 20/6 tại Rio de Janerio.
Nhận thấy tính đa dụng của tre nứa, cư dân hòn đảo Bali (Indonesia) đã biến nó thành một biểu tượng của các công trình bền vững, thay thế các tòa nhà làm bằng bê tông cốt thép nhằm hướng tới sử dụng các vật liệu thay thế xanh hơn.
Các cánh đồng rộng 100 ha nằm bên trong một “tam giác tre” với nhà máy, trường học và các biệt thự nằm ở 3 góc. Đó là các công trình mới nhất được xây dựng từ khung tre.
Nhà máy chocola 3 tầng bắt đầu hoạt động từ cuối năm ngoái, sản xuất chocola uống hữu cơ và bơ ca cao. Được xây dựng tại ngôi làng Sibang Kaja nằm giữa thủ phủ Denpasar mờ sương và các khu rừng của vùng Ubud, nhà máy này là sáng kiến của hãng sản xuất thực phẩm Big Tree Farm. Nó trông giống như các nhà dài tại đảo Borneo, sử dụng hơn 18.000 mét tre từ Bali và Java. Hãng này cho rằng nhà máy rộng 2.550 m2 của mình là công trình thương mại xây bằng tre lớn nhất thế giới.
Đồng sáng lập Big Tree Farms Ben Ripple, 37 tuổi, tự hào: "Tre là vật liệu xây dựng bền vững không gì sánh được… Nó lớn nhanh hơn rất nhiều so với gỗ và không phá hủy đất trồng. Nhà máy của chúng tôi có thể được thu lại và di chuyển trong nhiều ngày, vì vậy nếu một ngày nào đó chúng tôi quyết định đóng cửa nó thì cũng không gây hại tới cánh đồng lúa mà chúng tôi dựng nhà máy trên đó”.
Tại trường học Green School gần đó, 240 học sinh, hầu hết là trẻ em người nước ngoài - học trong các lớp học bán ngoài trời trang trí bằng đồ nội thất làm bằng tre.
Trường học này bắt đầu hoạt động từ năm 2008 và tạo ra sức hút cho hai dự án khác. Nó có 25 tòa nhà làm bằng tre, trong đó tòa nhà chính được xây dựng theo kiểu nhà sàn với 2.500 cọc tre.
Theo Giám đốc tuyển sinh trường Green School, ông Ben Macrory, "tại hầu hết các vùng ở châu Á, tre được xem như là gỗ của người nghèo”. Tuy nhiên, ở Sibang, các biệt thự tre nằm ẩn mình giữa rừng cọ có giá từ 350.000 USD đến 700.000 USD.
Những biệt thự này có các khu bán ngoài trời, có sàn tre giống như gỗ mịn và các bàn café hình hạt đậu được làm từ các thanh tre mỏng.
Theo nhà khoa học Terry Sunderland tại Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (Indonesia), một trong những lí do tre được cho là vật liệu thân thiện với môi trường là tốc độ phát triển của nó.
"Ở Trung Quốc, khả năng cao được 3 – 4 mét trong 1 năm là khá ấn tượng đối với bạch đàn. Tuy nhiên tre đủ chất lượng dùng trong xây dựng có thể cao được khoảng 6 – 7 mét trong cùng một quãng thời gian”.
Thêm vào đó, không giống như cây cối hiếm có thể tiếp tục lớn sau khi bị đốn, tre vẫn có thể mọc ra các chồi mới ngay cả khi bị chặt.
Mặc dù vậy, nhược điểm của tre là dễ bị mục khi tiếp xúc với nước và dễ dàng bén lửa.
Ông Ripple thừa nhận rằng dùng tre để xây dựng không hề đơn giản, nhưng ông cũng bày tỏ sự lạc quan rằng công nghệ bảo vệ nó khỏi các yếu tố bất lợi sẽ cải thiện.
Nó cũng là một trong những chủ đề chính được đưa ra thảo luận tại 20 Rio Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững Rio + 20 tổ chức vào ngày 20/6 tại Rio de Janerio.
Nhận thấy tính đa dụng của tre nứa, cư dân hòn đảo Bali (Indonesia) đã biến nó thành một biểu tượng của các công trình bền vững, thay thế các tòa nhà làm bằng bê tông cốt thép nhằm hướng tới sử dụng các vật liệu thay thế xanh hơn.
Các cánh đồng rộng 100 ha nằm bên trong một “tam giác tre” với nhà máy, trường học và các biệt thự nằm ở 3 góc. Đó là các công trình mới nhất được xây dựng từ khung tre.
Nhà máy chocola 3 tầng bắt đầu hoạt động từ cuối năm ngoái, sản xuất chocola uống hữu cơ và bơ ca cao. Được xây dựng tại ngôi làng Sibang Kaja nằm giữa thủ phủ Denpasar mờ sương và các khu rừng của vùng Ubud, nhà máy này là sáng kiến của hãng sản xuất thực phẩm Big Tree Farm. Nó trông giống như các nhà dài tại đảo Borneo, sử dụng hơn 18.000 mét tre từ Bali và Java. Hãng này cho rằng nhà máy rộng 2.550 m2 của mình là công trình thương mại xây bằng tre lớn nhất thế giới.
Đồng sáng lập Big Tree Farms Ben Ripple, 37 tuổi, tự hào: "Tre là vật liệu xây dựng bền vững không gì sánh được… Nó lớn nhanh hơn rất nhiều so với gỗ và không phá hủy đất trồng. Nhà máy của chúng tôi có thể được thu lại và di chuyển trong nhiều ngày, vì vậy nếu một ngày nào đó chúng tôi quyết định đóng cửa nó thì cũng không gây hại tới cánh đồng lúa mà chúng tôi dựng nhà máy trên đó”.
Tại trường học Green School gần đó, 240 học sinh, hầu hết là trẻ em người nước ngoài - học trong các lớp học bán ngoài trời trang trí bằng đồ nội thất làm bằng tre.
Trường học này bắt đầu hoạt động từ năm 2008 và tạo ra sức hút cho hai dự án khác. Nó có 25 tòa nhà làm bằng tre, trong đó tòa nhà chính được xây dựng theo kiểu nhà sàn với 2.500 cọc tre.
Theo Giám đốc tuyển sinh trường Green School, ông Ben Macrory, "tại hầu hết các vùng ở châu Á, tre được xem như là gỗ của người nghèo”. Tuy nhiên, ở Sibang, các biệt thự tre nằm ẩn mình giữa rừng cọ có giá từ 350.000 USD đến 700.000 USD.
Những biệt thự này có các khu bán ngoài trời, có sàn tre giống như gỗ mịn và các bàn café hình hạt đậu được làm từ các thanh tre mỏng.
Theo nhà khoa học Terry Sunderland tại Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (Indonesia), một trong những lí do tre được cho là vật liệu thân thiện với môi trường là tốc độ phát triển của nó.
"Ở Trung Quốc, khả năng cao được 3 – 4 mét trong 1 năm là khá ấn tượng đối với bạch đàn. Tuy nhiên tre đủ chất lượng dùng trong xây dựng có thể cao được khoảng 6 – 7 mét trong cùng một quãng thời gian”.
Thêm vào đó, không giống như cây cối hiếm có thể tiếp tục lớn sau khi bị đốn, tre vẫn có thể mọc ra các chồi mới ngay cả khi bị chặt.
Mặc dù vậy, nhược điểm của tre là dễ bị mục khi tiếp xúc với nước và dễ dàng bén lửa.
Ông Ripple thừa nhận rằng dùng tre để xây dựng không hề đơn giản, nhưng ông cũng bày tỏ sự lạc quan rằng công nghệ bảo vệ nó khỏi các yếu tố bất lợi sẽ cải thiện.
Lê My (theo Physorg)