Phát triển mô hình “vườn năng lượng mặt trời”
Thứ ba, 03/07/2012 - 10:00
Công ty CEC phát triển các thiết bị cần thiết để sản xuất năng lượng mặt trời và đề nghị các thành viên trong khu vực cùng tham gia sở hữu với chi phí ban đầu từ 500 tới 800 USD.
Tạo ra năng lượng từ mặt trời là một ý tưởng tuyệt vời. Tuy nhiên, để triển khai trên quy mô lớn, việc lắp đặt hệ thống pin mặt trời ở từng ngôi nhà đòi hỏi nhiều thời gian, tốn kém và không hiệu quả.
Vấn đề này được giải quyết bởi Paul Spencer sau khi anh xây dựng những ngôi nhà năng lượng mặt trời có hiệu suất cao theo đơn đặt hàng ở gần khu vực Aspen, Colorado. Các kỹ sư và công ty xây dựng đều thắc mắc làm thế nào mà Spencer có thể xây dựng những ngôi nhà giống nhau trên khắp nước Mỹ.
Câu trả lời nằm ở “vườn năng lượng mặt trời” thuộc sở hữu cộng đồng, hay ít nhất là một mô hình như vậy được khởi xướng bởi Clean Energy Collective (CEC), một công ty ở Colorado do Spener thành lập năm 2009. Thế nào là vườn năng lượng mặt trời? Tương tự như một vườn rau công cộng, nơi mọi người cùng trồng trọt và thu hoạch, điều khác biệt là ở đây họ “trồng” năng lượng mặt trời nhờ một hệ thống pin quang điện gắn trên một mặt phẳng đặt trong một khu đất chung hoặc trên mái nhà lớn.
Với một vài biến đổi, ý tưởng “vườn năng lượng mặt trời” cũng được thực hiện ở California, Colorado, Massachusetts, New Mexico và một số bang khác. Ví dụ, ở một vài nơi, những tấm pin mặt trời thuộc sở hữu công cộng và những khách hàng muốn tham gia khu vườn này sẽ trả một khoản phí để trở thành thành viên.
Công ty CEC phát triển các thiết bị cần thiết để sản xuất năng lượng mặt trời và đề nghị các thành viên trong khu vực cùng tham gia sở hữu với chi phí ban đầu từ 500 tới 800 USD.
CEC bán năng lượng thu được từ các thiết bị này cho người dân địa phương theo một hợp đồng mua bán năng lượng. Mô hình này cũng thu hút các nhà đầu tư thứ ba vì được hưởng những ưu đãi về thuế. Một ban quản lý, tương tự như một hiệp hội của các chủ gia đình sẽ duy trì khu vườn. Spencer cho biết theo dự kiến khu vườn sẽ có thể sản xuất năng lượng trong vòng 40 tới 50 năm.
Vấn đề này được giải quyết bởi Paul Spencer sau khi anh xây dựng những ngôi nhà năng lượng mặt trời có hiệu suất cao theo đơn đặt hàng ở gần khu vực Aspen, Colorado. Các kỹ sư và công ty xây dựng đều thắc mắc làm thế nào mà Spencer có thể xây dựng những ngôi nhà giống nhau trên khắp nước Mỹ.
Câu trả lời nằm ở “vườn năng lượng mặt trời” thuộc sở hữu cộng đồng, hay ít nhất là một mô hình như vậy được khởi xướng bởi Clean Energy Collective (CEC), một công ty ở Colorado do Spener thành lập năm 2009. Thế nào là vườn năng lượng mặt trời? Tương tự như một vườn rau công cộng, nơi mọi người cùng trồng trọt và thu hoạch, điều khác biệt là ở đây họ “trồng” năng lượng mặt trời nhờ một hệ thống pin quang điện gắn trên một mặt phẳng đặt trong một khu đất chung hoặc trên mái nhà lớn.
Với một vài biến đổi, ý tưởng “vườn năng lượng mặt trời” cũng được thực hiện ở California, Colorado, Massachusetts, New Mexico và một số bang khác. Ví dụ, ở một vài nơi, những tấm pin mặt trời thuộc sở hữu công cộng và những khách hàng muốn tham gia khu vườn này sẽ trả một khoản phí để trở thành thành viên.
Công ty CEC phát triển các thiết bị cần thiết để sản xuất năng lượng mặt trời và đề nghị các thành viên trong khu vực cùng tham gia sở hữu với chi phí ban đầu từ 500 tới 800 USD.
CEC bán năng lượng thu được từ các thiết bị này cho người dân địa phương theo một hợp đồng mua bán năng lượng. Mô hình này cũng thu hút các nhà đầu tư thứ ba vì được hưởng những ưu đãi về thuế. Một ban quản lý, tương tự như một hiệp hội của các chủ gia đình sẽ duy trì khu vườn. Spencer cho biết theo dự kiến khu vườn sẽ có thể sản xuất năng lượng trong vòng 40 tới 50 năm.
Kim Anh (theo renewableenergyworld.com)