Quầy hàng quang năng đầu tiên trên thế giới
Thứ ba, 31/07/2012 - 09:06
Tuần trước, cửa hàng di động có tên gọi SolarKiosk đã chính thức khai trương ở gần vùng Lake Langano, Ethiopia. SolarKiosk được thiết kế bởi các kỹ sư người Đức, sử dụng năng lượng mặt trời
Tuần trước, cửa hàng di động có tên gọi SolarKiosk đã chính thức khai trương ở gần vùng Lake Langano, Ethiopia. SolarKiosk được thiết kế bởi các kỹ sư người Đức, sử dụng năng lượng mặt trời để bảo quản thực phẩm và cung cấp các dịch vụ khác. Đây là quầy hàng quang năng đầu tiên trên thế giới.
Con số thống kê cho thấy trên toàn cầu có khoảng 1,5 tỉ người không được tiếp cận với nguồn điện ổn định. SolarKiosk được thiết kế với mục đích cung cấp giải pháp an toàn, giá cả phải chăng cho cư dân ngoài vùng có điện lưới.
Trong quá khứ, người dân ở các nước đang phát triển lấy ánh sáng từ đèn dầu hoặc máy phát điện diesel gây độc hại môi trường, dễ cháy nổ và tốn tiền hơn là dùng quang năng. Công nghệ năng lượng mặt trời đang ngày càng phát triển với giá thành rẻ và dễ tiếp cận hơn.
SolarKiosk được lắp các tế bào quang năng trên mái, lượng điện thu được đủ sức để thắp sáng các bóng đèn, sạc pin, năng lượng cho máy tính, điện thoại di động và chạy tủ lạnh để bảo quản không chỉ thực phẩm mà cả dược phẩm dự trữ cho trường hợp khẩn cấp. Các thương nhân khi mua quầy hàng di động sẽ được huấn luyện để khai thác SolarKiosk một cách hiệu quả nhất.
Kết cấu của SolarKiosk cũng khá linh hoạt, nhiều bộ phận có thể sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương, kích cỡ có thể nhỏ hoặc lớn hơn kích cỡ chuẩn. Nguyên mẫu của SolarKiosk tạo ra lượng điện năng đủ sức cung cấp cho một tháp viễn thông. Lars Kruckeberg, một trong số tác giả của sản phẩm này, nói rằng không có gì thú vị hơn khi về đêm có thể vừa xem truyền hình, vừa uống vài cốc bia lạnh ở những nơi chỉ thắp đèn dầu trước đó.
Hiện những người sáng tạo đang tìm kiếm các đối tác kinh doanh và sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ để có thể lắp đặt nhiều cửa hàng SolarKiosk tại những nơi cần nó.
Con số thống kê cho thấy trên toàn cầu có khoảng 1,5 tỉ người không được tiếp cận với nguồn điện ổn định. SolarKiosk được thiết kế với mục đích cung cấp giải pháp an toàn, giá cả phải chăng cho cư dân ngoài vùng có điện lưới.
Trong quá khứ, người dân ở các nước đang phát triển lấy ánh sáng từ đèn dầu hoặc máy phát điện diesel gây độc hại môi trường, dễ cháy nổ và tốn tiền hơn là dùng quang năng. Công nghệ năng lượng mặt trời đang ngày càng phát triển với giá thành rẻ và dễ tiếp cận hơn.
SolarKiosk được lắp các tế bào quang năng trên mái, lượng điện thu được đủ sức để thắp sáng các bóng đèn, sạc pin, năng lượng cho máy tính, điện thoại di động và chạy tủ lạnh để bảo quản không chỉ thực phẩm mà cả dược phẩm dự trữ cho trường hợp khẩn cấp. Các thương nhân khi mua quầy hàng di động sẽ được huấn luyện để khai thác SolarKiosk một cách hiệu quả nhất.
Kết cấu của SolarKiosk cũng khá linh hoạt, nhiều bộ phận có thể sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương, kích cỡ có thể nhỏ hoặc lớn hơn kích cỡ chuẩn. Nguyên mẫu của SolarKiosk tạo ra lượng điện năng đủ sức cung cấp cho một tháp viễn thông. Lars Kruckeberg, một trong số tác giả của sản phẩm này, nói rằng không có gì thú vị hơn khi về đêm có thể vừa xem truyền hình, vừa uống vài cốc bia lạnh ở những nơi chỉ thắp đèn dầu trước đó.
Hiện những người sáng tạo đang tìm kiếm các đối tác kinh doanh và sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ để có thể lắp đặt nhiều cửa hàng SolarKiosk tại những nơi cần nó.
Thanh Niên Online