[In trang]
Nhật mở rộng thị trường pin mặt trời
Thứ ba, 14/08/2012 - 10:49
“Ý định của chính phủ là thiết lập nhiều trạm năng lượng mặt trời một cách rất nhanh chóng”. Nỗ lực của Thủ tướng Yoshihiko Noda để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nguyên tử
Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản - ông Yuklo Edano đã đưa ra giá điện mặt trời cao hơn khoảng ba lần so với dùng điện truyền thống.

Ông Mina Sekiguchi, đối tác liên hệ và là người đứng đầu về năng lượng ở Công ty KLMG và cơ sở hạ tầng ở Nhật Bản đã nói: “Ý định của chính phủ là thiết lập nhiều trạm năng lượng mặt trời một cách rất nhanh chóng”. Nỗ lực của Thủ tướng Yoshihiko Noda để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nguyên tử mà trước đây đã cung cấp 30% điện năng của Nhật trước khi xảy ra thảm họa Fukushima vào tháng 3/2011, sẽ giúp cho ngành năng lượng mặt trời đang chịu thiệt thòi do khuyến khích giảm giá điện năng lượng mặt trời ở châu Âu.

50514adbd_nhat.jpg

Với chương trình mới, những người sử dụng sẽ mua năng lượng mặt trời khối sinh học, gió, địa nhiệt và hydro. Theo ước tính của chính phủ, toàn bộ chi phí về điện của những người sử dụng điện phải trả cao hơn 100 yen/tháng. Những biện pháp mới được bắt đầu triển khai từ tháng 7 là sự mở rộng chương trình vốn đã bắt đầu trong năm 2009. Điều này đã mở rộng thị trường đối với những tấm pin mặt trời được lắp đặt trên những khu dân cư.

5 dự án lớn nhất về năng lượng mặt trời do chính phủ đặt ra được xem xét và thông báo từ tháng 10/2011 đến tháng 4/2012 đã được chính phủ chi tiết hóa về giá cả. Hàng tá những công ty đã thông báo là họ được hưởng lợi nhờ trợ cấp.

Yingli - Công ty Năng lượng mặt trời có trụ sở ở Baoding, Trung Quốc đã lập một đơn vị sản xuất pin mặt trời ở Nhật. Masaki Mizuta, Giám đốc điều hành của Yingli ở Nhật đã nói: “Việc đặt cơ sở sản xuất gần những khách hành tiêu dùng là cực kỳ quan trọng. Chúng tôi cũng tin rằng đây là nhân tố thắng lợi mấu chốt ở Nhật”.

Sanae Iwasaki, người phát ngôn của Công ty Kyocera, có trụ sở ở Tokyo của Nhật Bản cho biết, công ty này đang tích cực lập một đơn vị sản xuất pin mặt trời. Ông tin tưởng: “Sẽ có nhiều công ty đi vào thị trường Nhật với mục đích đầu tư. Nhưng ở đây người ta coi trọng chất lượng hơn. Chúng tôi sẽ theo đuổi giảm chi phí sản xuất những tấm pin mặt trời với hiệu suất cung cấp điện cao hơn”.

Nhưng việc đẩy mạnh sản xuất pin mặt trời cũng làm gia tăng lo ngại trong các nhóm doanh nhân ở Nhật vì việc giúp đỡ cho năng lượng sạch sẽ làm tăng chi phí và làm giảm sự hồi phục của nền kinh tế Nhật.

Những người sử dụng sẽ trả 42 yen, hoặc khoảng 53 cent/kWh trong 20 năm cho những nhà sản xuất điện mặt trời, cao gần gấp đôi giá của Đức, một thị trường có những trạm pin mặt trời lớn nhất thế giới. Ngày 26/6, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp thông báo giá điện pin mặt trời là giá được khuyến khích nhất trong số các năng lượng sạch. 1GW đủ để cung cấp cho khoảng 243.000 hộ gia đình.

Những công ty của Nhật như Kyocera và Sharp vẫn giữ vững vị trí cao trong công nghiệp điện mặt trời, trong khi Mỹ đã đình chỉ đầu tư trong những năm 1990 để cung cấp cho thị trường nội địa của họ. Ông Mikio Katayama, Chủ tịch của Công ty Sản xuất điện tử Sharp và là Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng điện mặt trời, cho rằng: “Không lâu nữa chúng ta sẽ có đủ điện, đặc biệt để dùng trong ban ngày và chính điện mặt trời sẽ giúp chúng ta. Giá sẽ rất tốt để thúc đẩy đầu tư và xây dựng những trạm pin mặt trời lớn”.

Ông Arthur Mitchell, cố vấn trưởng Công ty Luật sư White & Case, chuyên giám định các chính sách môi trường và năng lượng cho biết: “Nền kinh tế chế tạo và chế biến của Nhật đã chịu thách thức nghiêm trọng vì cuộc khủng hoảng dầu mỏ trong những năm 70 của thế kỷ trước. Vậy nên mỗi lần giá năng lượng và giá các nhiên liệu khác tăng, Nhật lại phải bắt đầu sử dụng năng lượng có hiệu quả hơn”.

KA Theo New Energy Finance