Nhiều kỳ vọng cho phát triển năng lượng tái tạo
Thứ năm, 23/08/2012 - 09:16
Doanh nghiệp và người tiêu dùng đang quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và tiêu dùng.
Ông Trần Anh Hào, Trưởng phòng Quản lý năng lượng thuộc Sở Công Thương TP.HCM - đơn vị phối hợp với Tổng Công ty điện lực TP.HCM vừa tổ chức Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ sản phẩm tiết kiệm năng lượng - Enertec Expo 2012 cho rằng, sự kiện chuyên ngành về năng lượng nhưng thu hút được hơn 10.000 lượt khách đến tham quan tìm hiểu là một kết quả cao. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp và người tiêu dùng đang quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và tiêu dùng.
Tại Enertec Expo 2012 có hơn 100 gian hàng cung cấp giải pháp tiết kiệm năng lượng, sản phẩm năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời... nhằm giới thiệu các thành tựu công nghệ, quảng bá các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện công nghệ cao, năng lượng xanh; Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, phát triển nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường. Qua đó, nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đây cũng là cơ hội tốt để các DN trong nước tìm đối tác, mở rộng thị trường phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và các DN quốc tế tìm kiếm đại lý phân phối, hợp tác kinh doanh tại Việt Nam.
Ngoài ra, tại Enertec Expo 2012 còn diễn ra các hoạt động chuyên đề về quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, hội thảo chuyên đề các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng và sinh hoạt sản xuất, hội thảo chuyên đề về quản lý nhà nước đối với nhãn năng lượng. Ông Lê Văn Khoa - Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM nhấn mạnh, phát triển nguồn năng lượng tái tạo đang là xu hướng tất yếu bởi nguồn năng lượng hiện có đang dần cạn kiệt. Dự báo Việt Nam có nguy cơ thiếu hụt năng lượng từ năm 2015 - 2020 trở đi. Thiếu hụt năng lượng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của người dân. Do vậy, ngay từ bây giờ, cần tuyên truyền mọi người cùng tham gia tiết kiệm điện, phát triển nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo thân thiện mới môi trường.
Bên cạnh đó, trong Quy hoạch phát triển điện lực TP.HCM giai đoạn 2015 có xét đến 2020 vừa được Bộ Công Thương phê duyệt, TP.HCM sẽ thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tái tạo từ rác, gió và điện mặt trời, để vừa sản xuất điện năng, vừa giải quyết các vấn đề môi trường. Sở Công Thương TP.HCM đã bắt tay nghiên cứu khả thi dự án xây các nhà máy sản xuất điện từ rác hữu cơ thu gom tại 3 chợ đầu mối lớn của thành phố là Thủ Đức, Hóc Môn và Bình Điền. Nguồn rác từ các chợ đầu mối nói trên có đến 95% là rác hữu cơ, rất thích hợp cho việc ủ thu khí để phát điện. Bên cạnh đó, Sở Công Thương TP.HCM cũng đang tiến hành đo để thu thập số liệu về nguồn năng lượng gió ở huyện Cần Giờ nhằm đánh giá tiềm năng và khả năng phát triển điện gió tại vùng ven biển của thành phố trong những năm tới. Hệ thống điện mặt trời cũng được TP.HCM và Tổng công ty Điện lực TP.HCM tiến hành lắp đặt cung cấp đủ điện cho 204 hộ dân ấp Thiềng Liềng, xã đảo Thạnh An ở huyện Cần Giờ. Hay những nghiên cứu về pin Mặt trời Gratzel ở mức hiệu suất 6% tại trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM. Trước đó, tháng 5/2012, UBND TP cũng ban hành Quyết định số 2305/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình Năng lượng xanh Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 với mục tiêu thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (bao gồm ánh sáng mặt trời, sức gió, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo). Khuyến khích sử dụng năng lượng mới thân thiện với môi trường. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về sử dụng năng lượng tiết kiệm và năng lượng xanh…
Về phía DN, đại diện Công ty Năng lượng mặt trời Bách Khoa cho biết, hiện tại Việt Nam đã có hơn 65 doanh nghiệp sản xuất máy nước nóng năng lượng mặt trời. Dự báo đến năm 2015, sẽ có gần 423.000 hộ dân cư tại thành phố sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời với tổng sản lượng điện được thay thế ước khoảng 672 triệu kWh mỗi năm. Nhiều chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển năng lượng tái tạo hướng đến phát triển bền vững thì Việt Nam cần tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao, trang thiết bị công nghệ để khai thác có hiệu quả tiềm năng năng lượng tái tạo. Đồng thời, cần nhiều chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ, tạo hành lang pháp lý phù hợp thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào phát triển thị trường năng lượng tái tạo và năng lượng mới tại Việt Nam.
Tại Enertec Expo 2012 có hơn 100 gian hàng cung cấp giải pháp tiết kiệm năng lượng, sản phẩm năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời... nhằm giới thiệu các thành tựu công nghệ, quảng bá các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện công nghệ cao, năng lượng xanh; Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, phát triển nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường. Qua đó, nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đây cũng là cơ hội tốt để các DN trong nước tìm đối tác, mở rộng thị trường phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và các DN quốc tế tìm kiếm đại lý phân phối, hợp tác kinh doanh tại Việt Nam.
Ngoài ra, tại Enertec Expo 2012 còn diễn ra các hoạt động chuyên đề về quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, hội thảo chuyên đề các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng và sinh hoạt sản xuất, hội thảo chuyên đề về quản lý nhà nước đối với nhãn năng lượng. Ông Lê Văn Khoa - Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM nhấn mạnh, phát triển nguồn năng lượng tái tạo đang là xu hướng tất yếu bởi nguồn năng lượng hiện có đang dần cạn kiệt. Dự báo Việt Nam có nguy cơ thiếu hụt năng lượng từ năm 2015 - 2020 trở đi. Thiếu hụt năng lượng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của người dân. Do vậy, ngay từ bây giờ, cần tuyên truyền mọi người cùng tham gia tiết kiệm điện, phát triển nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo thân thiện mới môi trường.
Bên cạnh đó, trong Quy hoạch phát triển điện lực TP.HCM giai đoạn 2015 có xét đến 2020 vừa được Bộ Công Thương phê duyệt, TP.HCM sẽ thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tái tạo từ rác, gió và điện mặt trời, để vừa sản xuất điện năng, vừa giải quyết các vấn đề môi trường. Sở Công Thương TP.HCM đã bắt tay nghiên cứu khả thi dự án xây các nhà máy sản xuất điện từ rác hữu cơ thu gom tại 3 chợ đầu mối lớn của thành phố là Thủ Đức, Hóc Môn và Bình Điền. Nguồn rác từ các chợ đầu mối nói trên có đến 95% là rác hữu cơ, rất thích hợp cho việc ủ thu khí để phát điện. Bên cạnh đó, Sở Công Thương TP.HCM cũng đang tiến hành đo để thu thập số liệu về nguồn năng lượng gió ở huyện Cần Giờ nhằm đánh giá tiềm năng và khả năng phát triển điện gió tại vùng ven biển của thành phố trong những năm tới. Hệ thống điện mặt trời cũng được TP.HCM và Tổng công ty Điện lực TP.HCM tiến hành lắp đặt cung cấp đủ điện cho 204 hộ dân ấp Thiềng Liềng, xã đảo Thạnh An ở huyện Cần Giờ. Hay những nghiên cứu về pin Mặt trời Gratzel ở mức hiệu suất 6% tại trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM. Trước đó, tháng 5/2012, UBND TP cũng ban hành Quyết định số 2305/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình Năng lượng xanh Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 với mục tiêu thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (bao gồm ánh sáng mặt trời, sức gió, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo). Khuyến khích sử dụng năng lượng mới thân thiện với môi trường. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về sử dụng năng lượng tiết kiệm và năng lượng xanh…
Về phía DN, đại diện Công ty Năng lượng mặt trời Bách Khoa cho biết, hiện tại Việt Nam đã có hơn 65 doanh nghiệp sản xuất máy nước nóng năng lượng mặt trời. Dự báo đến năm 2015, sẽ có gần 423.000 hộ dân cư tại thành phố sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời với tổng sản lượng điện được thay thế ước khoảng 672 triệu kWh mỗi năm. Nhiều chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển năng lượng tái tạo hướng đến phát triển bền vững thì Việt Nam cần tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao, trang thiết bị công nghệ để khai thác có hiệu quả tiềm năng năng lượng tái tạo. Đồng thời, cần nhiều chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ, tạo hành lang pháp lý phù hợp thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào phát triển thị trường năng lượng tái tạo và năng lượng mới tại Việt Nam.
Theo Báo Đối Ngoại