Phát điện nhờ năng lượng thủy triều
Thứ hai, 24/09/2012 - 09:48
Công ty Bangor Hydro Electric Hoa Kỳ vừa phát triển hệ thống điện dựa vào năng lượng thủy triều ở vùng biển Maine. Nơi đây được coi là vùng thủy triều cao nhất thế giới, thường xuyên có biên độ tới 6m.
Công ty Bangor Hydro Electric Hoa Kỳ vừa phát triển hệ thống điện dựa vào năng lượng thủy triều ở vùng biển Maine. Nơi đây được coi là vùng thủy triều cao nhất thế giới, thường xuyên có biên độ tới 6m.
Các turbine cấu trúc cánh xoắn “vỏ đỗ” theo dạng guồng, trục ngang. Mỗi hệ thống gồm 4 mô-đun đồng trục kéo máy phát điện ở giữa. Cả hệ thống nằm trên hệ khung chân đế vững chãi.
Trên hình ảnh demo thấy đường kính của guồng tuốc bin gần 5m, chiều dài guồng 12 mét, góc nghiêng của “cánh” tạo mô-men: khoảng 40 đến 45 độ.
Hệ thống 4 guồng có thể tạo ra 180 kW/h, đủ để cung cấp năng lượng cho 25 đến 30 gia đình. Hệ thống này có lợi thế là thủy triều lên hoặc xuống tạo ra dòng chảy vào hoặc ra, đều sinh công quay máy.
Phương pháp lắp đặt hệ thống là dùng cần cẩu đặt trên xà lan đưa hệ thống ra khơi, thả xuống độ sâu 15 đến 30 mét. Mặt phẳng đáy không nghiêng, để guồng hoạt động cân bằng ổn định. Cáp biển sẽ đưa điện vào bờ. Có thể tiên lượng việc bảo trì hằng năm thuận lợi, nhờ cẩu cả “giàn” lên xà-lan để bảo dưỡng, sau đó lại thả trở lại vị trí cũ.
Đây là loại máy phát điện thủy triều đầu tiên tạo ra điện mà không cần một con đập. Hy vọng cơ cấu này sẽ cung cấp năng lượng để tạo mạng lưới điện ở bất cứ nơi nào thuộc Bắc, Trung và Nam Mỹ.
Các turbine cấu trúc cánh xoắn “vỏ đỗ” theo dạng guồng, trục ngang. Mỗi hệ thống gồm 4 mô-đun đồng trục kéo máy phát điện ở giữa. Cả hệ thống nằm trên hệ khung chân đế vững chãi.
Trên hình ảnh demo thấy đường kính của guồng tuốc bin gần 5m, chiều dài guồng 12 mét, góc nghiêng của “cánh” tạo mô-men: khoảng 40 đến 45 độ.
Hệ thống 4 guồng có thể tạo ra 180 kW/h, đủ để cung cấp năng lượng cho 25 đến 30 gia đình. Hệ thống này có lợi thế là thủy triều lên hoặc xuống tạo ra dòng chảy vào hoặc ra, đều sinh công quay máy.
Phương pháp lắp đặt hệ thống là dùng cần cẩu đặt trên xà lan đưa hệ thống ra khơi, thả xuống độ sâu 15 đến 30 mét. Mặt phẳng đáy không nghiêng, để guồng hoạt động cân bằng ổn định. Cáp biển sẽ đưa điện vào bờ. Có thể tiên lượng việc bảo trì hằng năm thuận lợi, nhờ cẩu cả “giàn” lên xà-lan để bảo dưỡng, sau đó lại thả trở lại vị trí cũ.
Đây là loại máy phát điện thủy triều đầu tiên tạo ra điện mà không cần một con đập. Hy vọng cơ cấu này sẽ cung cấp năng lượng để tạo mạng lưới điện ở bất cứ nơi nào thuộc Bắc, Trung và Nam Mỹ.
Anh Kim (theo Phyorg)