[In trang]
Con người làm máy sạc
Thứ hai, 26/11/2012 - 16:03
Người dùng điện thoại thông minh sắp không còn phải lo lắng về việc làm thế nào để sạc pin điện thoại bởi các nhà khoa học Mỹ đã tạo ra một máy phát bằng nano có khả năng chuyển những vận động có tính cơ chế của con người thành năng lượng.
Người dùng điện thoại thông minh sắp không còn phải lo lắng về việc làm thế nào để sạc pin điện thoại bởi các nhà khoa học Mỹ đã tạo ra một máy phát bằng nano có khả năng chuyển những vận động có tính cơ chế của con người thành năng lượng.

Thiết bị này được các nhà khoa học ở Học viện công nghệ Georgia, Mỹ - một trong những trường đại học nghiên cứu hàng đầu tại Mỹ chế tạo ra. Theo các nhà khoa học, thiết bị này không chỉ để làm máy sạc cho điện thoại di động mà còn được dùng cho nhiều mục đích hơn thế.

Nguồn năng lượng thông thường, sản sinh ra trong quá trình vận động và thở, theo lý thuyết có thể “sạc” cho thiết bị cấy ghép hoặc thiết bị chữa bệnh.

24ba6534b_usephone.jpg

Người dùng điện thoại thông minh sắp không phải lo lắng về việc sạc pin điện thoại.

Song Lin Wang, giáo sư ngành vật liệu dẫn của Viện công nghệ đã nghiên cứu vấn đề này nhiều năm nay. Ông rất chú ý tới các loại vật liệu điện áp, có khả năng tạo ra dòng điện dưới tác động của những lực có tính cơ chế. Ông đã chuyển những loại vật liệu này lên mức nano và thu được những thành công bất ngờ.

Máy phát nano của Wang có thể biến đổi được từ 10 đến 15% các vận động có tính cơ chế thành điện. Trong tương lai, con số này có thể là 40%.

Máy phát có kích cỡ chỉ bằng móng tay, có thể tạo ra khoảng 8Mw năng lượng điện, đủ để làm một máy trợ tim hoạt động. Máy phát có kích cỡ 5x5 có thể đốt sáng 600 diot điện trong 1 lần hoặc nạp điện cho điện thoại thông minh.

“Tôi thực sự ấn tượng bởi hiệu suất của thiết bị này. Các vật liệu thông minh khác chưa bao giờ có thể tạo ra được đủ năng lượng để đưa vào ứng dụng thực tiễn” - Shashanka Priya, giám đốc Trung tâm vật liệu và hệ thống tích điện thuộc Viện bách khoa Georgia nói.

“Cần phải đưa công nghệ này vào cuộc sống, chứ không phải chỉ để nó ở trong phòng thí nghiệm” - Yangu Lee, giáo sư ngành kỹ sư cơ khí thuộc đại học Washington, Seatle nói.

Theo Báo Đất Việt