Pin năng lượng mặt trời dạng sợi có thể sớm trở thành hiện thực
Thứ ba, 11/12/2012 - 09:50
Loại pin năng lượng mặt trời dạng sợi có thể sớm trở thành hiện thực nhờ một nghiên cứu mới từ Penn State.
Loại pin năng lượng mặt trời dạng sợi có thể sớm trở thành hiện thực nhờ một nghiên cứu mới từ Penn State. Lần đầu tiên, một loại sợi quang học silic với khả năng có thể sử dụng như một pin mặt trời đã được tạo ra với kích thước có thể sử dụng được. Nghiên cứu này mang tới khả năng tạo ra một loại pin mặt trời vải linh hoạt, đột phá trông như sợi vải.
Phát hiện mới của nhóm nghiên cứu này giải quyết vấn đề hiện nay của sợi quang học các mạng tích hợp với chip điện tử có thể dùng cho các dụng cụ điện tử bán dẫn như pin mặt trời, máy tính và điện thoại. So với loại sợi quang học tròn với chip phẳng, nhóm nghiên cứu đã tìm ra một phương pháp để tạo ra một loại sợi quang học mới : mảnh hơn cả sợi tóc với những thiết bị điện tử tích hợp. Để làm được điều đó, họ đã sử dụng kỹ thuật hóa học với áp suất cao để đặt vật liệu bán dẫn trực tiếp, từng lớp vào những lỗ hổng nhỏ trên sợ quang học.
Với nghiên cứu mới này, những kỹ thuật giống hệt đã được sử dụng để tạo ra sợi bán dẫn tinh thế silicon, loại sợi có thể hoạt động như một pin mặt trời. Do đó, loại sợi này có thể tạo ra dòng điện từ năng lượng mặt trời.
Người đại diện nhóm nghiên cứu cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là phát triển loại sợi pin mặt trời công suất cao, dài hơn và ở dạng linh hoạt hơn. Chúng tôi đã có những sợi dài hơn nhưng, về nguyên tắc, phương pháp mới của nhóm nghiên cứu có thể được sử dụng để tạo ra những sợi pin mặt trời silicon dài hơn 10m. Những pin mặt trời dạng sợi, dài cho phép chúng tôi có thể làm những việc mà trước đây chưa thể làm được: chúng tôi có thể lấy những sợi silicon và “dệt” chúng thành một kết cấu sợi với một loạt ứng dụng rộng rãi như tạo ra năng lượng, sạc pin, sử dụng trong các thiết bị hóa học và sinh y học”.
Loại sợi có thể tạo ra điện hiển nhiên có vô vàn ứng dụng, giảm sự phụ thuộc của con người vào các nguồn năng lượng tập trung.
Kim Anh (theo http://cleantechnica.com/)