Tranh luận việc tìm thiết bị tiết kiệm năng lượng nhất
Thứ hai, 14/01/2013 - 09:39
Một liên minh năng lượng sạch quốc tế đang tìm kiếm các thiết bị tiết kiệm năng lượng nhất và đã khởi động một cuộc tranh luận để tìm kiếm các thiết bị giám sát máy tính tiết kiệm năng lượng như một phần nỗ lực để giảm lượng điện tiêu thụ.
Một liên minh năng lượng sạch quốc tế đang tìm kiếm các thiết bị tiết kiệm năng lượng nhất và đã khởi động một cuộc tranh luận để tìm kiếm các thiết bị giám sát máy tính tiết kiệm năng lượng như một phần nỗ lực để giảm lượng điện tiêu thụ.
Cuộc tranh luận này do Bộ Năng lượng Mỹ và các chính phủ khác tài trợ. Các thiết bị giám sát máy tính để bàn hàng năm tiêu thụ 30-40terawatt giờ điện, tương đương tổng sản lượng điện của khoảng 10 nhà máy nhiệt điện chạy bằng than quy mô trung bình.
Ông Steve Pantaro, một nhà quản lý sáng kiến Triển khai Trang Thiết bị siêu hiệu quả (SEAD), cho biết những nỗ lực này cho phép các doanh nghiệp thể hiện những cam kết về công nghệ sáng tạo trong khi tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng và góp phần hỗ trợ môi trường này.
Sáng kiến trên là một phần diễn đàn toàn cầu có tên Bộ trưởng Năng lượng Sạch do Bộ Năng lượng Mỹ và chính phủ các nước khác khởi động hồi tháng 7/2010 để khuyến khích công nghệ năng lượng sạch.
Những nỗ lực trước đó bao gồm một đợt phát động trong năm 2012 nhằm tìm ra các máy thu hình màn hình rộng tiết kiệm năng lượng nhất, mà danh hiệu đã thuộc về các sản phẩm của Samsung và LG.
Với sự chỉ đạo của Bộ trưởng Năng lượng Steven Chu, Bộ Năng lượng Mỹ đã đưa năng lượng tái sinh và tiết kiệm năng lượng là ưu tiên hàng đầu, như một phần những nỗ lực đối phó tình trạng biến đổi khí hậu và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Thay vì thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu mà các sản phẩm phải đáp ứng, sự cạnh tranh này sẽ thừa nhận các thiết bị giám sát máy tính tiết kiệm hàng đầu trong ba hạng mục khác nhau.
Cuộc tranh luận trên sẽ vinh danh những người thắng cuộc đến từ bốn khu vực khác nhau là Australia, châu Âu, Ấn Độ và Bắc Mỹ, cũng như toàn bộ người thắng cuộc quốc tế trong mỗi hạng mục.
Theo Vietnam+