Tái chế 40.000 chai nhựa để xây nhà không sử dụng năng lượng
Thứ năm, 14/03/2013 - 09:16
Cấu trúc của Tvzeb nhằm tối đa hóa lượng ánh sáng mặt trời tự nhiên vào trong nhà trong những tháng mùa đông và chắn ánh nắng mặt trời vào những ngày hè.
Hãng kiến trúc Ý Traverso-Vighy đã hợp tác với Khoa Vật lý tại trường Đại học Padua để tạo ra một nhà không tiêu thụ năng lượng được gọi là Tvzeb. Nằm trong một khu rừng cách trung tâm Vicenza vài km, căn nhà này là sự kết hợp của các vật liệu tái chế, nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, đèn LED và mái nhà cách nhiệt được làm từ 40.000 chai nhựa tái chế.
Cấu trúc của ngôi nhà, được tạo nên từ việc sử dụng các vật liệu được làm thủ công hoặc làm bằng máy, Theo đó, ngôi nhà gồm 2 phần chính, được làm từ gỗ thông không qua xử lí và vỏ thép Corten. Việc này cho phép ngôi nhà có thể được tháo rời khi không được sử dụng nữa, và các vật liệu xây nhà cũng dễ dàng được phân loại và xử lí hơn.
Cấu trúc của Tvzeb nhằm tối đa hóa lượng ánh sáng mặt trời tự nhiên vào trong nhà trong những tháng mùa đông và chắn ánh nắng mặt trời vào những ngày hè.
Mặt hướng phía nam có một cổng vòm hai lớp lớn cùng với hệ thống mành tự động ở bên trong. Hệ thống đèn LED cấy vào bên trong sàn được sử dụng cho tính năng chiếu sáng bên trong, cho phép ánh đèn hắt ngược trở lại từ tấm nhôm trên tường.
Nhà cũng có một hệ thống quang điện tập trung bao gồm 16 tấm pin mặt quang năng đủ khả năng sản xuất điện năng cho nhu cầu năng lượng của toàn bộ ngôi nhà hàng năm. Máy bơm năng lượng địa nhiệt và lò sưởi gỗ được tận dụng để làm nóng ngôi nhà vào mùa đông, trong khi hệ thống kính phản quang sẽ giúp giữ nhiệt vào mùa hè.
Tường hai lớp dày 90 mm làm từ sợ lolyester giúp bảo vệ cho tường và mái của ngôi nhà. Sợi polyester được làm từ khoảng 40.000 chai nhựa tái chế, trở thành vật liệu cách nhiệt và cách âm tối ưu. Mức năng lượng được sử dụng để sản xuất ra loại vật liệt này cũng khá nhỏ so với vật liệu sợi nhẹ cách điện.
Lê My (theo Gizmag)