[In trang]
Đức cải tạo hầm trú ẩn trong Thế chiến thứ Hai thành nhà máy điện tái tạo
Thứ bảy, 18/05/2013 - 10:10
Hầm trú ẩn pháo phòng không Wilhelmsburg (Hamburg, Đức) đã tồn tại suốt 70 năm như một minh chứng cho những ngày tháng kinh hoàng của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Hầm trú ẩn pháo phòng không Wilhelmsburg (Hamburg, Đức) đã tồn tại suốt 70 năm như một minh chứng cho những ngày tháng kinh hoàng của Chiến tranh thế giới thứ hai. 

14a0c4977_hamtruan.jpeg

Năm 1947, quân đội Anh đã cố gắng phá hủy nó, song những gì họ có thể làm chỉ là để lại những vết lõm trên tường bê tông dài hơn 10 mét và mái nhà dày gần 4 mét.

Tới nay, chính quyền thành phố Hamburg quyết định sẽ tận dụng cấu trúc kiên cố này bằng cách biến nó thành nhà máy năng lượng tái tạo, sử dụng pin quang điện, nhiệt điện, biogas, mùn cưa, nhiệt thải từ cơ sở sản xuất liền kề. 

Sau khi hoàn thành vào năm 2015, Energiebunker được kì vọng là sẽ sản xuất khoảng 22.500 megawatt giờ nhiệt và gần 3.000 megawatt giờ điện, hoặc đủ cung cấp nhiệt và nước nóng cho 3.000 hộ gia đình mỗi năm, đồng thời đáp ứng nhu cầu điện năng của 1.000 hộ gia đình.

Dự án này cũng sẽ giúp giảm phát thải khí CO2 tới 95% soi với nhà máy sản xuất điện năng bằng than đá truyền thống. 

Tường bên ngoài và tường hướng về phía Nam của hầm trú ẩn hiện nay đang được bao phủ bởi gần 3,5 mét vuông pin quang điện và sẽ được sử dụng để làm nóng nước được trữ trong bồn chứa dung tích gần 2 nghìn lít. 

Bồn chứa này cho phép nhà máy có thể giảm lượng sản xuất điện bổ sung từ nhà máy điện nhiệt sử dụng biomethane, nhà máy đốt gỗ vụn và nhiệt từ nhà máy bên cạnh. Do đó, lượng điện năng tiết kiệm sẽ đạt tới 4,5 megawatts. 

Ngoài ra, một phần của căn hầm cũng có thể được sử dụng cho các hoạt động du lịch như quán café, sân thượng ngoài trời cho phép nhìn bao quát quang cảnh Hamburg. Một trung tâm lưu trữ các tài liệu lịch sử cũng đang được lên kế hoạch xây dựng.

Lê My (Theo EarrthTechling)