Việt Nam đã có Chiến lược Phát triển năng lượng Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phân ngành: điện, than, dầu khí, năng lượng mới và tái tạo.
Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được nêu đầy đủ tại Nghị định 102 của Chính phủ. Thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương, Luật Điện Lực, Chương trình tiết kiệm điện và Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Chính phủ.
Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được nêu đầy đủ tại Nghị định 102 của Chính phủ.
Tuy nhiên, việc tính toán cơ cấu nguồn điện, lưới điện, nguồn
nhiên liệu chưa dựa trên cơ sở cân đối, phát triển các nguồn năng lượng sơ cấp
(than, dầu khí, năng lượng thay thế...) đã làm giảm độ tin cậy về chất lượng
QHĐVII.
Năm 2012 ghi nhận một số dự án như Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng,
Nhà máy Nhiệt điện An Khánh chậm tiến độ, còn Nhà máy Thủy điện Sông Tranh cũng
không thể đưa vào vận hành thương mại.
Bên cạnh đó, khả năng chậm tiến độ, không thể đưa vào vận hành
trong giai đoạn 2011-2025, diễn ra ở hầu hết các nguồn điện quan trọng, công
suất lớn như Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình II, Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải...
Nhu cầu điện ngày càng lớn, khả năng cân đối tài chính đề đáp
ứng 55-58 triệu tấn than sau năm 2015 là rất khó khăn. Nhu cầu than riêng cho
ngành điện theo QHĐVII, năm 2020 công suất các nhà máy điện than là 36 nghìn MW
để sản xuất 154,44 tỷ kWh, tiêu thụ 67,3 triệu tấn than.
Năm 2030, công suất các nhà máy nhiệt điện than là 75.748,8 MW để sản xuất 391,980 tỷ kWh, tiêu thụ tới 171 triệu tấn than.
Dự báo, từ năm
2014, khi Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân II, Duyên Hải I đưa vào vận hành, ngành
điện phải nhập khẩu than. Số lượng than phải nhập của các nhà máy nhiệt điện từ
Hà Tĩnh trở vào sẽ ngày càng nhiều hơn.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả là một trong 6 chính sách đã được nêu trong Quyết định Phê duyệt
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2050.
Nhưng để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, TS.Trần Viết Ngãi –Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, cho rằng, phải nghiên cứu áp dụng đạt hiệu quả cao nhất, để có cơ sở quản lý và triển khai tốt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam.
Về vấn đề này, TS.Trần Viết
Ngãi đề xuất 3 nội dung căn bản.
Thứ
nhất, trên phương diện tổng thể Việt Nam, cần ưu tiên phát triển
các ngành công nghiệp có cường độ năng lượng thấp, thực hiện giải pháp thay thế
các thiết bị hiệu suất thấp, áp dụng công nghệ mới, sản xuất các trang thiết bị
hiệu suất cao, khuyến khích về thuế cho các doanh nghiệp tiết kiện năng lượng;
Miễn giảm thuế thu nhập phát
sinh từ các hoạt động tiết kiệm năng lượng, miễn giảm thuế thu nhập hàng hóa và
thiết bị tiết kiệm năng lượng, trợ giá cho đầu tư các dây chuyền sản xuất sản
phẩm tiết kiệm năng lượng và các dự án tiết kiệm năng lượng, ban hành tiêu chuẩn
bắt buộc về tiêu thụ năng lượng cho thiết bị…
Thứ
hai,
đối với các tập đoàn có chức năng sản xuất năng lượng, cần triệt để tiết kiệm
chi phí trong cả quá trình sản xuất và phân phối; thực hiện nghiêm túc Chỉ thị
số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ
ba,
đối với ngành điện, cần phải phấn đấu giảm tổn thất điện năng trong quá trình sản
xuất truyền tải và phân phối điện xuống dưới 8%. Duy trì và phát triển các
phong trào thi đua tiết kiệm điện mà EVN đã phát động để thực hiện trong năm
2013. Phát triển lưới điện thông minh nhằm khai thác hiệu quả tối đa hệ thống
năng lượng.
Thanh
Huyền