Dự án
chuyển hóa carbon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng được Bộ Công Thương triển
khai tại 5 tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Đây là
những địa phương tập trung nhiều DN sử dụng năng lượng trọng điểm. Sau khi
triển khai tại các tỉnh này, Dự án sẽ mở rộng sang một số địa phương khác.
Hội thảo tham vấn các giải pháp tài chính hỗ trợ DN nhỏ và vừa đầu tư trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng
Ba lĩnh vực được chọn để triển khai dự án là gạch ngói, gốm sứ và chế biến thủy sản. Trong giai đoạn đầu, Bộ Công Thương cũng tiến hành thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý dự án; Thành lập văn phòng và tuyển một số tư vấn cho dự án.
Tuy nhiên, trong quá trình
triển khai dự án đã xuất hiện những khó khăn, vướng mắc nhất định.
Theo ông Lê Duy Bình, chuyên gia tư vấn, chi phí năng lượng chiếm từ 3-18% chi phí sản xuất của các ngành gạch, gốm sứ và công nghệ thực phẩm. Chi phí năng lượng cao khiến các công ty hưởng ứng tích cực các chương trình tuyên truyền về công nghệ tiết kiệm năng lượng.
Trong vòng 10 năm, 95% các
công ty, doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng đã chuyển từ công nghệ lò đốt than sang
đốt bằng khí ga. Ngành sản xuất gạch cũng cho những ví dụ tốt trong việc chuyển
sang sử dụng những công nghệ mới hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, ông Bình cũng
nói: “Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ba
lĩnh vực trên vẫn chưa đầu tư vào các công nghệ tiết kiệm năng lượng hiệu quả,
kể cả công nghệ phổ biến”.
Với mục tiêu hỗ trợ khoảng
150-250 dự án hiệu quả năng lượng trong năm 2014- 2015, Dự án chuyển hóa các
bon thấp trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng chính thức được triển khai tại Việt
Nam.
Trong khuôn khổ dự án PECSME
của UNDP, lượng vốn đầu tư vào những dự án trên khoảng 14,5-22 triệu USD. Theo
đó, chủ đầu tư phải tham gia vốn tự có khoảng 25%. Ông Bình ước tính: “Với
150-250 dự án hiệu quả năng lượng trên, cần từ 10,5-17 triệu USD vốn vay từ
ngân hàng”.
Chế biến thủy sản, một trong ba lĩnh vực được lưa chọn tham gia dự án
Khẳng định tài chính, yếu tố
đảm bảo thành công trong tiết kiệm năng lượng đối với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, ông Wolfgang Mostert - chuyên gia tư vấn quốc tế, đề xuất “Quỹ đầu tư hiệu
quả năng lượng”.
“Quỹ đầu tư hiệu quả năng lượng”
theo dự kiến của ông Wolfgang Mostert, khoảng 6 triệu USD, gửi tại một ngân
hàng lớn của Việt Nam, giải ngân vốn vay đến cuối năm 2015, nhận vốn đến năm
2020. Theo đó, Đại sứ quán Đan Mạch sẽ là chủ nguồn vốn đến 2015, sau đó là Bộ
Công Thương.
Quỹ do Dự án Chuyển hóa Carbon
thấp trong lĩnh vực Hiệu quả năng lượng (LCEE) tài trợ, đồng tài trợ các hoạt động
kiểm toán năng lượng, nghiên cứu khả thi, xây dựng các dự án có thể vay vốn
ngân hàng.
Trên cơ sở đó, ông Wolfgang
Mostert, đưa ra 4 phương án thực hiện: Thứ
nhất, một đơn vị tham gia được chia sẻ rủi ro và hỗ trợ thanh khoản. Thứ hai, chia sẻ rủi ro và hỗ trợ thanh
khoản cho một vài đơn vị tham gia. Thứ ba,
các công cụ, trong đó nhấn mạnh ưu đãi kinh tế và các chiến dịch thúc đẩy tập
trung theo khu vực. Thứ tư, đầu tư vào công ty dịch vụ năng lượng
Theo hướng năng lượng bền vững,
bà Vũ Tường Anh – Công ty Tài chính quốc tế (IFC)- đề xuất hai phương án.
Một là, đầu tư thông qua các
ngân hàng trong nước. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ nhận được tài trợ từ ngân
hàng với các khoản vay trung hạn cho các dự án sử dụng hiệu quả năng lượng, khoản
vay ngắn hạn để nhập khẩu các thiết bị, công nghệ sử dụng năng lượng hiệu quả
và dịch vụ cho thuê thiết bị hiệu quả năng lượng.
Hai là, đầu tư của các công
ty dịch vụ năng lượng, theo đó, lợi nhuận sẽ được chia sẻ theo tỷ lệ đầu tư,
mua năng lượng (nước nóng, hơi…) từ các công ty dịch vụ năng lượng.
Đại diện doanh nghiệp tham dự
hội thảo cho rằng, những ý kiến tham vấn tại hội thảo sẽ góp phần không nhỏ
trong việc tác động đến các tổ chức tài chính của Việt Nam, giúp thay đổi nhận
thức để đi đến thực hiện các giải pháp hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp triển khai dự
án hiệu quả năng lượng.
Ban Chỉ đạo Dự án chuyển hóa carbon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng họp tại Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt danh mục dự án “Chuyển hóa carbon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng”
với tổng kinh phí viện trợ không hoàn lại là 65 triệu Cua ron Đan Mạch do Chính
phủ Đan Mạch tài trợ (Văn bản số 1863/TTg-QHQT, ngày 6/11/2012).
Trong giai đoạn (2013 –
2015), dự án sẽ tập trung vào các hoạt động như nâng cao nhận thức cho DN trong
3 ngành công nghiệp kể trên; Hỗ trợ DN tiếp cận các khoản vay ưu đãi; Hỗ trợ
kiểm toán năng lượng; Khảo sát khả năng ứng dụng công nghệ cho DN thuộc 3 ngành
công nghiệp được lựa chọn; Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp dịch vụ năng
lượng…
Nguồn vốn triển khai dự án
sẽ được lấy đồng thời từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ Đan Mạch và nguồn ngân sách
của Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Thanh Huyền