Chính phủ ngày 17/10/2013 đã ban hành Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Theo Nghị định này mức phạt tiền trong lĩnh vực điện lực tối đa là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức hoặc đơn vị điện lực;
Đối với lĩnh vực an toàn đập thủy điện, mức phạt tiền tối đa là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.
Với công trình đập thủy điện từ cấp II trở lên
thì áp dụng 100%, từ cấp III trở xuống áp dụng 70% mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm an toàn đập thủy điện.
Lĩnh vực an toàn đập thủy điện, phạt tiền tối đa là 100 triệu đồng với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.
Đặc biệt, mức phạt tiền trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tối đa là 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức.
Theo Nghị định, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền Đơn vị điện lực từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực được cấp phép với cơ quan cấp giấy phép theo quy định.
Phạt tiền Đơn vị điện lực từ 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực trong thời hạn 30 ngày kể từ khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở; Không báo cáo với cơ quan cấp giấy phép chậm nhất 60 ngày trước khi ngừng hoạt động điện lực trong trường hợp Giấy phép hoạt động điện lực còn thời hạn sử dụng.
Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi cản trở tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ sửa chữa, thi công công trình điện.
Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Lắp đặt, sửa chữa, di dời công trình điện mà không thỏa thuận với chủ tài sản công trình điện hoặc đơn vị quản lý, vận hành công trình điện; Tự ý lắp đặt hệ thống đường dây, trạm điện, các thiết bị điện ngoài phạm vi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Lắp đặt và đưa vào vận hành các vật tư, thiết
bị điện không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quy định; Tự ý ban hành và bắt buộc
áp dụng các tiêu chuẩn liên quan đến xây dựng, lắp đặt công trình điện không
phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành.
Phạt tiền Đơn vị phát điện từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi không cung cấp các thông tin về khả năng sẵn sàng phát điện, mức dự phòng công suất, tình hình thực hiện phương thức vận hành của nhà máy điện và các thông tin có liên quan đến hoạt động phát điện khi có yêu cầu bằng văn bản của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực hoặc Cơ quan điều tiết điện lực.
Phạt tiền Đơn vị truyền tải điện từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đồng đối với hành vi
không cung cấp thông tin về khả năng mang tải, chế độ vận hành lưới truyền tải
điện, độ dự phòng của trang thiết bị và các thông tin có liên quan đến hoạt
động truyền tải điện khi có yêu cầu bằng văn bản của Đơn vị điều độ hệ thống điện
quốc gia, Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực hoặc Cơ quan điều tiết
điện lực.
Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Tháo, lắp thiết bị đo đếm trên lưới điện khi không được giao nhiệm vụ; Không có biên bản treo tháo khi lắp đặt, thay thế thiết bị đo đếm điện; Không có thẻ nghiệp vụ mà hiệu chỉnh thiết bị đo đếm trên lưới điện; Không có Giấy chứng nhận kiểm định hoặc tem kiểm định hoặc dấu kiểm định khi kiểm định thiết bị đo đếm điện; Không nghiệm thu đúng thời hạn quy định sau khi lắp đặt, thay thế, sửa chữa hoặc hiệu chỉnh thiết bị đo đếm điện.
Nghị định này có hiệu lực
thi hành từ ngày 1/12/2013.
Thanh Huyền