Ô nhiễm môi trường do chưa tiết kiệm
Đến nay, tỉnh Bình Dương có hơn 13.000 doanh nghiệp (DN) trong nước đăng ký kinh doanh và hơn 2.000 DN có vốn đầu tư nước ngoài. Số lượng DN thuộc các thành phần kinh tế có khuynh hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên, việc áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) vẫn còn hạn chế, một số cơ sở, DN tuy có triển khai SXSH nhưng chưa đồng bộ, vì vậy hiệu quả mang lại chưa cao.
Theo khảo sát
một số DN trên địa bàn tỉnh thì tiềm năng áp dụng SXSH trong các DN còn rất
lớn, có thể tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, nước, hóa chất,… đặc biệt có thể
tiết kiệm đến 25% năng lượng điện trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, hiện các
DN chỉ mới chú trọng tới giải pháp xử lý môi trường của các chất thải cuối
nguồn (xử lý cuối đường ống) mà chưa quan tâm sâu tới việc phòng ngừa, ứng phó
sự cố về môi trường vào các quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
Theo ông Nguyễn Vãn Hữu, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình
Dương, chiến lược SXSH có tầm quan trọng đối với tỉnh Bình Dương trong giai
đoạn hiện nay. Với tốc độ phát triển CN nhanh, song song với sự phát triển CN
thì mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng cả ở dạng rắn, lỏng và khí.
Tiềm năng tiết kiệm năng lượng tại nhiều doanh nghiệp vẫn còn rất lớn
Từ nãm 2011 đến nay, được sự hỗ trợ của Văn phòng Hợp phần SXSH
trong công nghiệp (CPI) thuộc Bộ Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn
phát triển công nghiệp (TTKC&TVPTCN) Bình Dương đã tổ chức nhiều khóa tập
huấn “Nâng cao nhận thức về SXSH trong các DN công nghiệp trên địa bàn” cho cán
bộ thuộc Phòng Kinh tế huyện, thị và đại diện các DN sản xuất công nghiệp trên
địa bàn. Hoạt động này nhằm khuyến khích cho các DN trên địa bàn tỉnh nắm bắt
được những kiến thức cơ bản về SXSH, tăng nhận thức về lợi ích, tầm quan trọng
của việc áp dụng SXSH và hướng đến ký kết SXSH trong CN, khắc phục những hạn
chế về ô nhiễm môi trường do nước thải, khí thải, chất thải rắn… gây nên. Ðặc
biệt, từ năm 2013, toàn tỉnh phát động phong trào tiết kiệm điện, tiến tới nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường sống.
Giải pháp các ngành phối hợp
Để thực hiện cóh iệu quả nội dung của Chiến lược quốc gia
vềS XSH trong CN đến năm 2020 của Chính phủ (Quyết định số 1419/QĐ-TTg) Ủy ban
Nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch SXSH trong CN giai đoạn
(2012- 2015). Mục tiêu của kế hoạch này là phấn đấu từng bước đưa sản xuất CN
của tỉnh tiếp cận mục tiêu của SXSH. Bảo đảm công tác bảo vệ môi trường sinh
thái và sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên trong sản xuất CN, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương theo hướng bền vững. Tăng cường khả
năng cạnh tranh và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong CN trên địa bàn. Lồng ghép
việc thực hiện áp dụng SXSH vào trong hoạt động sản xuất của DN cùng với xây
dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14.000 và các hệ thống
quản lý chất lượng tiên tiến khác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của DN, đồng
thời góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Đào tạo, nâng cao năng lực
cho cán bộ tư vấn, cán bộ quản lý nhà nước những kiến thức chuyên sâu về SXSH.
Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ, công nhân tại
các cơ sở, DN về nội dung SXSH và từng bước thực hiện việc áp dụng SXSH vào
trong các hoạt động sản xuất và cải tiến công nghệ thiết bị của đơn vị.
Mục tiêu cụ thể do Kế hoạch SXSH của tỉnh Bình Dương là 50% cơ sở
sản xuất CN nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong CN, 25% cơ sở
sản xuất CN áp dụng SXSH, các cơ sở sản xuất CN áp dụng SXSH tiết kiệm được
từ 5 - 8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn
vị sản phẩm, 25% cơ sở sản xuất CN có nhân viên kỹ thuật kiêm nhiệm về SXSH
(cán bộ quản lý năng lượng).
Dây chuyền sản xuất của một công ty tại Bình Dương
Kế hoạch SXSH cũng đã nhấn mạnh vai trò phối hợp của các ngành
chức năng, trong việc tổ chức tuyên truyền sâu rộng về SXSH, để các cơ quan và
DN nắm được lợi ích của việc SXSH, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm trong
việc áp dụng SXSH. Các ngành cần có kế hoạch đào tạo, tập huấn về SXSH cho cán
bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của các cơ quan cấp tỉnh, huyện, thị xã và DN về
công tác SXSH để triển khai sâu rộng trên toàn địa bàn. Đồng thời, xây dựng các
đề tài, dự án về quản lý, áp dụng SXSH trong CN trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn,
hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng và cải tiến công nghệ nhằm phục vụ SXSH trong CN. Xây
dựng, phổ biến các cơ sở dữ liệu theo ngành về suất tiêu hao nguyên, nhiên vật
liệu và năng lượng trên đơn vị sản phẩm nhằm triển khai, áp dụng SXSH trong CN.
Hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm, nhân rộng các mô hình áp dụng SXSH trong CN
cho các cơ sở sản xuất CN và hỗ trợ một phần kinh phí cho các dự án áp dụng
SXSH như đầu tư thay đổi, cải tiến dây chuyền công nghệ…
Vai trò quan trọng nhất vẫn là DN
Theo kế hoạch SXSH giai đoạn 2012- 2016, của UBND tỉnh Bình Dương
đã phân công rõ trách nhiệm của Ban Quản lý các KCN, Ban Quản lý KCN VSIP: Phối
hợp với Sở Công Thương tuyên truyền, phổ biến kế hoạch SXSH trong CN đến các DN
trong KCN, hướng dẫn các DN xây dựng kế hoạch và thực hiện các biện pháp SXSH.
Cùng các ngành chức năng xây dựng kế hoạch kiểm tra đôn đốc các DN thực hiện kế
hoạch SXSH trong CN, phát triển và nhân rộng các DN triển khai thực hiện có
hiệu quả chương trình này.
Và kế hoạch cũng đã nêu rõ các DN sản xuất CN chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai áp dụng các giải pháp SXSH trong CN, về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhằm góp phần đạt được mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 các cơ sở sản xuất CN áp dụng SXSH tiết kiệm được từ 5 - 8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm. Các DN cần tham gia đầy đủ các buổi hội thảo, tập huấn chuyên đề về SXSH trong CN do cơ quan quản lý tổ chức.
Đặc biệt, các DN cần tiến hành rà soát lại một số khâu có
liên quan đến các giải pháp SXSH tại DN mình, nhằm tránh các rò rỉ, rơi vãi
trong quá trình vận chuyển và sản xuất (còn gọi là quản lý nội vi). DN bảo đảm
quản lý chặt chẽ từ khâu nguyên nhiên liệu đầu vào, sản phẩm, sản lượng, mức
tiêu thụ tài nguyên và lượng chất thải tạo ra, tránh sử dụng các nguyên vật
liệu độc hại bằng cách dùng các nguyên liệu thay thế khác. Và giải pháp tối ưu
nhất là DN cần cải tiến công nghệ, thiết bị để cải thiện quá trình sản xuất,
lắp đặt thiết bị sản xuất có hiệu quả và thiết kế lại sản phẩm để có thể giảm
thiểu lượng tài nguyên tiêu thụ.
Rõ ràng, sau gần 4 nãm thực hiện SXSH, Bình Dương đạt nhiều thành
quả. Song do quá trình công nghiệp hóa đã đưa Bình Dương phát triển với tốc độ
nhanh, cái “hậu” ô nhiễm môi trường do có nhiều DN sản xuất CN là vấn đề nan
giải, mà các ngành, các cấp ở Bình Dương, cần đồng loạt “vào cuộc”, từng bước
giải quyết, hướng đến xây dựng và phát triển môi trường an toàn, SXSH trong CN,
nhằm đạt mục tiêu an ninh năng lượng và phát triển CN bền vững, gắn với bảo vệ
môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Theo Báo Cung & Cầu