Khai thác năng lượng hoá thạch là ngành công nghiệp truyền
thống và lâu đời. Tuy nhiên, ngành
này hiện đang mất dần vị trí của
mình vào tay các ngành công nghiệp khác sạch và “xanh” hơn.
Gần đây, các ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch đang theo
đuổi chiến lược mới nhằm lấy lại vị trí của mình nhưng do nhiều nguyên nhân và
đặc biệt là sự nhận thức ngày càng tăng về chi phí của biến đổi khí hậu và ô
nhiễm môi trường, điều này ngày càng trở nên khó
khăn.
Các số liệu thống kê được đưa ra trong báo cáo của Liên
minh châu Âu về năng lượng cho thấy gió là nguồn năng lượng rẻ nhất, khi xem
xét đến các yếu
tố bên ngoài như tác động của biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng tới sức khỏe con
người.
Chi phí cho năng lượng gió trong đất liền là khoảng 105
euro/ MWh, trong khi chi phí
từ khí đốt là 164 euro/ MWh, hạt nhân là 133 euro/ MWh, và
đáng kể nhất là than đá với mức 162-233 euro/ MWh.
Trong khi chi phí than đá và nhiên liệu hóa thạch có khả
năng tăng lên do nguồn cung đang dần cạn kiệt, thì chi phí năng lượng mặt trời tiếp tục giảm đáng kể và các
nhà khoa học đã ước tính chi phí cho năng lượng gió ngoài bờ biển có thể giảm
xuống 40% trong những thập kỷ tới.
Báo cáo cũng nêu bật những khó khăn trong việc trợ cấp cho
nhiên liệu hóa thạch so với năng lượng tái tạo, trong khi năng lượng tái tạo đã
nhận được gần gấp đôi tiền về trợ cấp của EU so với nhiên liệu hóa thạch vào
năm 2012.
Ông Frauke Thies, Giám đốc chính sách của Hiệp hội Công nghiệp quang điện
châu Âu cho biết: mức độ trợ cấp cho các ngành công nghiệp gây ô nhiễm như than đá không
thể so sánh với trợ cấp cho các công nghệ mới như năng lượng mặt trời, đặc biệt
là khi chi phí năng lượng mặt trời đang giảm nhờ các tiến bộ khoa học công nghệ.
Thanh Xuân (Theo Treehugger)