Chính sách chuyển đổi năng lượng từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo của Đức đã tạo cơ hội lớn cho những công ty sản xuất năng lượng tái tạo nhưng đồng thời khiến các công ty năng lượng truyền thống đứng trước nguy cơ sụt giảm doanh thu và cắt giảm việc làm quy mô lớn.
Doanh thu giảm sút
Mới vài năm trước đây, Siemens, tập đoàn sản xuất tuốc bin khí hàng đầu thế giới còn tự hào về chiếc tuốc bin khí H-class của mình khi nó trở thành một chiếc tuốc bin hiệu quả nhất, lớn nhất và hoạt động hết công xuất tại nhà máy điện Eon thuộc bang Bavaria, CHLB Đức.
Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2015, Eon tuyên bố sẽ ngưng hoạt động những tuốc bin khí này vào năm 2016 do Đức chủ trương phát triển năng lượng tái tạo trong mạng lưới điện quốc gia.
Đây là một trong rất nhiều ví dụ về sự hết thời của năng lượng truyền thống tại CHLB Đức. Trong khi, năng lượng tái tạo cùng những nhà máy cung cấp tuốc bin gió, tấm pin năng lượng mặt trời hay hệ thống điện thông minh lên ngôi thì những nhà máy điện năng lượng truyền thống lại phải đối mặt với những vấn đề như các đơn đặt hàng sụt giảm, lợi nhuận đi xuống, nguy cơ tái cấu trúc và cắt giảm việc làm.
Các công ty than đá hay khí tự nhiên thường hoạt động kém hiệu quả vào những ngày thời tiết nắng nóng hoặc gió to cộng với việc nhóm công ty này đã không quan tâm đúng mức trước việc đầu tư vào công nghệ năng lượng hóa thạch. Ngoài ra lượng điện năng dư thừa của Đức được xuất khẩu giá rẻ sang các quốc gia láng giềng như Phần Lan cũng khiến cho việc đầu tư nhà máy điện vào những quốc gia này bị cản trở.
Theo lời ông Joe Keaser, chủ tịch Siemens: “Việc Đức chuyển đổi năng lượng từ truyền thống sang năng lượng tái tạo khiến chúng tôi không thể bán được sản phẩm của mình.”
Theo số liệu của Hiệp hội Năng lượng gió châu Âu, năm 2014, Liên Bang châu Âu đạt công suất sản xuát điện từ than đá và khí tự nhiên là 5,6 GW; tuy nhiên, hiện tại con số này đã giảm xuống hai lần. Ngược lại, công xuất hoạt động của năng lượng tái tạo là 19,8 GW.
Từ năm 2011, Siemens bán được 75 chiếc tuốc bin H-class, chủ yếu tại Mỹ, Hàn Quốc và Ai Cập. Ngược lại, tại châu Âu chỉ vỏn vẹn ba chiếc, bao gồm hai chiếc tại CHLB Đức.
Nhân công bị cắt giảm
Trong vòng 12 tháng qua, Tập đoàn Công nghệ Đức đã thông báo cắt giảm 2500 việc làm tại các công ty điện và khí đốt. Đây là thay đổi nhằm điều chỉnh hướng đi của công ty trước chính sách năng lượng của Đức cũng như tìm kiếm những khu vực tiềm năng khác trên thế giới.
Lê Yến (theo Financial Times)