[In trang]
Google sản xuất năng lượng gió từ diều
Thứ năm, 28/01/2016 - 08:21
Năng lượng từ diều là một loại năng lượng gió kiểu mới được tạo ra nhờ các tua bin gió diều. Loại năng lượng này có thể tiết kiệm 90% nguyên liệu.

Năm 2013, hãng Google đã mua Makani, công ty phát minh ra công nghệ sản xuất năng lượng từ diều với mục đích cạnh tranh về giá cả với nhiên liệu hóa thạch.

Năng lượng từ diều

Năng lượng từ diều là một loại năng lượng gió kiểu mới được tạo ra nhờ các tua bin gió diều. Loại năng lượng này có thể tiết kiệm 90% nguyên liệu.

Công ty Makani sản xuất năng lượng từ diều bằng cách sử dụng các nguyên lý khí động lực giống như với tua bin gió thông thường.

Tuy nhiên, công ty sử dụng vật liệu điện tử siêu nhẹ và phần mềm thông minh để thay thế cho hàng tấn thép nặng nề.

Diều được phóng lên từ một trạm mặt đất. Diều sử dụng các cánh quạt như cánh máy bay trực thăng cho đến khi nó đặt đến độ cao khoảng trên 25m.

Diều bay lượn vòng bên trên làm hệ thống sản sinh ra điện. Gió càng mạnh và càng ổn định sẽ càng tạo ra nhiều gió làm sản sinh năng lượng.

Cánh quạt trên cánh diều quay làm chạy máy phát điện. Dây diều là dây dẫn điện mạnh còn có nhiệm vụ đưa năng lượng trở về hệ thống đường dây.

Chúng ta có thể điều khiển đường bay của diều nhờ máy tính điều khiển có dùng GPS và các bộ cảm biến thực hiện hàng ngàn phép tính và điều chỉnh gió.

Những ưu điểm của năng lượng từ diều so với tua bin gió thông thường:

- Giảm 90% vật liệu lắp đặt, sản sinh ra điện nhiều hơn 50%.

- Có thể điều chỉnh gió mạnh hơn và đều đều hơn.

- Có thể dùng năng lượng từ diều thay thế tua bin gió ở những nơi không thích hợp để lắp đặt.

- Có thể bảo dưỡng ở trên mặt đất, nên sẽ an toàn và tiết kiệm hơn, không cần dùng cần cẩu hay áy bay trực thăng.

Tham vọng của Google

Hãng Google tiếp quản công nghệ sản xuất năng lượng từ diều của công ty Makani với tham vọng làm cho dạng năng lượng gió mới được sử dụng phổ biến.

Gió là nguồn năng lượng tái tạo bất tận nhưng năng lượng gió mới chỉ được sử dụng 3% trên toàn cầu. Vì thế, nếu công ty tận dụng được điều này, sẽ tiết kiệm được một khoản “khủng”.

Bên cạnh đó, hãng Google còn đầu tư vào nhiều dự án năng lượng sạch khác, như: nhà máy điện mặt trời, nông trại gió v.v… nhằm tự cung cấp năng lượng xanh cho các trung tâm dữ liệu lớn của hãng.

Theo Soha