[In trang]
Các dự án nhà máy điện mặt trời ở Nga bị hoãn
Thứ năm, 21/04/2016 - 08:36
Các vấn đề về vay ngân hàng và đồng ruble yếu đã ảnh hưởng tới hầu hết các dự án năng lượng tái tạo ở Nga.

Theo các nhà đầu tư, việc thi công một số dự án năng lượng tái tạo ở Nga vừa mới bị hoãn lại do đồng ruble của nước này mất giá so với một số đồng tiền mạnh, làm cho việc xây dựng các dự án trở nên quá đắt đỏ.

“Trên thị trường bán buôn năng lượng, chúng tôi thấy nhiều hợp đồng cung cấp năng lượng từ các nguồn năng lượng tái tạo bị chấm dứt, tình trạng này cũng đang diễn ra trong năm nay”, ông Maksim Rusakov, người đứng đầu ban Phát triển giá cả cạnh tranh của cơ quan quản lý thị trường năng lượng Nga Russian Market Council cho biết.

“Chúng tôi đang nói về các tiện ích năng lượng tái tạo mà dự kiến phải sẵn sàng phục vụ vào năm 2014”, ông Rusakov phát biểu. “Các hợp đồng tự động chấm dứt trong trường hợp nhà đầu tư không sử dụng cơ hội được trì hoãn dự án trong vòng 1 năm trong giai đoạn được gọi là “thời gian ân huệ”.

Cụ thể, hợp đồng vừa bị hoãn đối với 2 dự án xây dựng nhà máy điện mặt trời có tổng công suất 30MW ở tỉnh Astrahan Oblast được công ty địa phương Sun Energy khởi công năm 2013. Ông Pavel Shevchenko, thành viên ban lãnh đạo công ty Sun Energy giải thích rằng nguyên nhân chính của tình trạng này là do sự mất giá của đồng ruble. 

“Các khoản tiền đầu tư cho dự án đã lên tới 44 - 45 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên 50 - 70 % khoản tiền này là bộ phận tiền tệ”, ông Shevchenko nói và cho biết thêm việc đồng ruble mất giá khiến cho cho phí triển khai dự án tăng gần gấp đôi. 

Các vấn đề về vay ngân hàng và đồng ruble yếu đã ảnh hưởng tới hầu hết các dự án năng lượng tái tạo ở Nga, vì vậy chính phủ đã chấp thuận bồi hoàn phần nào chi phí xây dựng các dự án này. Tuy nhiên, sự thay đổi này đã không ảnh hưởng đến các dự án bắt đầu cung cấp năng lượng trước tháng 6/2015. Kết quả, các nhà đầu tư đang hoãn lại bất cứ một dự án nào.

Công ty MEK-Engineering cũng có hợp đồng hoàn thành một nhà máy điện mặt trời công suất 5MW ở Cộng hòa Dagestan năm 2015. Tuy nhiên, cho đến nay, việc thi công xây dựng vẫn chưa kết thúc, vì vậy mà công ty này đã bị phạt. 

“Sau khi đồng ruble mất giá, các nhà đầu tư vào năng lượng tái tạo đồng ý chấm dứt các hợp đồng cung cấp năng lượng để tránh các khoản nợ ngoại tệ và chi phí tăng cao”, ông Fyodor Kornachev đến từ ngân hàng Raiffeisenbank nhấn mạnh. “Dư thừa năng lượng từ các nguồn nhiên liệu truyền thống, lắp đặt công suất năng lượng tái tạo và nhu cầu năng lượng đình trệ, hỗ trợ các dự án năng lượng tái tạo theo kế hoạch phải hoàn thành năm 2014, hiển nhiên không phải là lưu tiên lúc này.”

Theo ông Rusakov, những hợp đồng cung cấp năng lượng bị chấm dứt sau 1 năm trì hoãn việc phân phối năng lượng, và về mặt lý thuyết thì các nhà đầu tư có thể thông báo những dự án này một lần nữa, đàm phán với bang về những kì hạn mới. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư không tự tin vào triển vọng năng lượng tái tạo ở Nga trong điều kiện thị trường mới. 

Một nhà đầu tư Nga cho hay: “Với những biến động tiếp tục diễn ra của đồng ruble, sự không thống nhất trong chính sách ở khu vực này cộng với nhu cầu thấp, việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo bây giờ trở nên kém hấp dẫn hơn cách đây 2-3 năm”.

Mạnh Dũng (theo Renewableenergyworld.com)