Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge (Mỹ) vừa phối hợp với công ty Sheetak phát triển thành công một loại công nghệ sấy quần áo mới cho phép người sử dụng đến 38% điện năng tiêu thụ so với các sản phẩm máy sấy thông thường.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã đi từ việc phân tích hai mô hình thử nghiệm: (1) Một mô hình có tích hợp trống để giảm tốc độ nâng nhiệt của máy bơm nhiệt, đồng thời hạn chế tình trạng bám dính xơ vải; (2) Một mô hình không tích hợp trống có hiệu quả tương đương song thời gian sấy nhanh hơn.
Kyle Gluesenkamp, trưởng nhóm nghiên cứu cùng các cộng sự đã nhanh chóng nhận ra rằng: Trong mô hình tích hợp trống, quần áo được làm khô bằng cách để khí nóng do máy sưởi điện tạo ra bốc hơi hơi nước bên trong. Hơi ẩm sẽ thoát ra mặt ngoài của trống, sau đó được ngưng tụ và đưa ra bên ngoài thông qua đường dây chứa nước lạnh. Trong khi đó, với mô hình không tích hợp trống, hơi ẩm sẽ được làm lạnh ngay bên trong hệ thống. Nước ngưng tụ được dẫn ra ngoài, còn hơi tiếp tục được làm nóng để tái tham gia vào quy trình sấy với tư cách là một luồng khí khô, nóng.
Xét tổng thể, mô hình thứ nhất cho hiệu quả sấy khô ở mức 4,8 với thời gian 40 phút, trong khi mô hình thứ hai đạt mức 6,0 với thời gian sấy 30 phút. Đáng chú ý là, công nghệ sấy không tích hợp trống đem lại hiệu quả tiết kiệm đến gần 40% so với các dòng sản phẩm hiện hành. Hơn thế, Sheetak, với tư cách là một doanh nghiệp thị trường, cho biết, giá thành của công nghệ sấy tiên tiến này chỉ vào khoảng 80 đô la, đồng nghĩa với việc khách hàng có thể hoàn vốn trong khoảng 2,5 năm.
Theo tính toán lý thuyết, việc chuyển đổi toàn bộ số máy sấy của Mỹ sang công nghệ mới này có thể giúp nước này tiết kiệm đến 356 tyra BTU năng lượng mỗi năm.
Anh Tuấn (Theo US Department of Energy)